Phát hiện loại thuốc đơn giản có thể cứu nhiều bệnh nhân ung thư
Biến chứng tim mạch chết người mà bệnh nhân ung thư vú có thể phải gánh chịu trong quá trình hóa trị có thể được đẩy lùi chỉ bằng một loại thuốc trị tiểu đường phổ biến.
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Tim mạch Stanford vừa tìm ra chiếc chìa khóa vàng có thể cứu mạng nhiều bệnh nhân ung thư vú thông qua việc ngăn ngừa một trong các biến chứng chết người mà việc hóa trị có thể mang lại.
Một loại thuốc trị tiểu đường có thể ngăn chặn tác dụng phụ chết người của hóa trị ung thư vú – ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK
Nhóm nguy cơ chính là những người đang phải điều trị khối u vú HER2 dương tính, thông qua hóa trị bằng thuốc trastuzumab. Tuy là một trong các thuốc được đánh giá là hiệu quả nhất nhưng khoảng 15% sẽ phát triển các vấn đề tim mạch như rối loạn nhịp tim do làm chậm hoạt động các tế bào tim, thậm chí là suy tim – tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Hiện tại chưa có loại thuốc nào giúp giảm thiểu phản ứng bất lợi này.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học phát hiện viên thuốc cực kỳ phổ biến – metformin – lại hoạt động như một “ thần dược” ở người ung thư vú đang hóa trị: nó có thể làm trẻ hóa tế bào tim, khởi động lại các tế bào bị lỗi để đưa chúng trở lại trạng thái tiêu thụ năng lượng và hoạt động bình thường.
Video đang HOT
Thí nghiệm đã thành công trên các mẫu máu của nhiều bệnh nhân ung thư vú và một số mẫu đối chiếu từ các phụ nữ khỏe mạnh. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành khảo sát trên các bệnh nhân ung thư vú đang đồng thời điều trị bệnh tiểu đường để xác nhận lại hiệu quả đáng ngạc nhiên này.
Giáo sư – bác sĩ Joseph Wu, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết nếu nghiên cứu của họ tiếp tục thành công, đây sẽ là một phương pháp bảo vệ tim mạch, hỗ trợ điều trị ung thư vú đầy triển vọng, tiết kiệm chi phí rất nhiều cho bệnh nhân và cho họ thêm cơ hội sống.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Circulation.
Theo Daily Mail, Stanford News Center
Chăm sóc người bệnh ung thư trong mùa đông
Thời tiết giá lạnh khiến nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư bị tác động xấu tới sức khỏe, đôi khi biểu hiện khá "kín đáo".
Giữ ấm trong mùa đông giúp bệnh nhân có thể trạng tốt hơn - ẢNH: PHƯƠNG LINH
Th.S-BS Võ Quốc Hoàn, công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội, cho biết thời tiết giá rét ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân ung thư, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị.
"Không chỉ được điều trị phù hợp với từng cá nhân, người bệnh ung thư cần được chăm sóc y tế, nâng đỡ tinh thần và sẻ chia những khó khăn gặp phải. Những ngày đông giá rét, trong phòng, bên cạnh việc tăng cường các thiết bị làm ấm như: điều hòa, máy sưởi, chăn ấm, duy trì hệ thống nước nóng sinh hoạt... cho người bệnh, chúng tôi cùng các nhà tài trợ tặng khăn ấm, trao quà cho người bệnh khó khăn. Sự quan tâm đó cũng là mong muốn gia đình và bệnh nhân chủ động hơn trong bảo vệ sức khỏe của mình", TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh nhân ung thư có thể gặp khó khăn để thích nghi với thay đổi thời tiết đột ngột và dễ mắc các bệnh như: dị ứng thời tiết, viêm đường hô hấp (cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phổi), đau nhức xương khớp, tai biến mạch máu não...
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của các phác đồ điều trị ung thư có thể trầm trọng hơn khi thời tiết giá lạnh.
Bác sĩ lưu ý, các biện pháp điều trị ung thư có thể gây các tác dụng phụ như mất nước, giảm cân, mệt mỏi, thiếu máu... làm bệnh nhân dễ bị chứng hạ thân nhiệt (hypothernima) khi gặp lạnh. Hóa chất trong điều trị ung thư như Oxaliplatin làm cơ thể tăng mức nhạy cảm hơn với nhiệt độ (nóng hoặc lạnh), khiến bệnh nhân khó thở khi tiếp xúc với không khí lạnh.
Trái lại, một số hóa chất khác lại gây giảm cảm giác thần kinh ngoại vi, khiến bệnh nhân có thể không cảm nhận được đầy đủ mức độ rét lạnh của thời tiết, do đó dễ làm cơ thể nhiễm lạnh, bỏng lạnh.
Vì vậy, bệnh nhân cần chú trọng giữ ấm, đặc biệt là vùng mặt cổ, nhằm giúp cơ thể chống đỡ với những bất lợi do thời tiết tác động.
Bên cạnh đó, truyền hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương gây hạ bạch cầu, giảm sức đề kháng của cơ thể, khi đó bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là dễ nhiễm cúm khi thời tiết thay đổi. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và các vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên được tiêm vắc xin phòng cúm nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch chống đỡ với bệnh tật. Lưu ý, các loại vắc xin cúm dạng xịt mũi có chứa dạng suy yếu của vi rút cúm, tức dạng vi rút "còn sống" không nên dùng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, trời lạnh cũng làm cơn đau nặng hơn ở các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được chỉnh liều thuốc giảm đau hợp lý.
Th.S-BS Hoàn chia sẻ, bệnh nhân ung thư bên cạnh phải chống chọi với bệnh tật còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó, thời tiết là một yếu tố hay gặp, đặc biệt là thời tiết mưa rét ở miền Bắc. Thực tế trên đòi hỏi các bác sĩ, điều dưỡng cần tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu rõ để biết cách bảo vệ sức khỏe.
Người bệnh và người nhà cũng cần chủ động bảo vệ bản thân và nên trao đổi sớm các bất thường với thầy thuốc để được hướng dẫn, chăm sóc y tế kịp thời.
Theo thanhnien
3 bí quyết giảm đau cho bệnh nhân ung thư bạn cần biết Có lẽ cái chết không phải là điều đáng sợ nhất đối với bệnh nhân ung thư mà là sự đau đớn họ phải trải qua trong quá trình điều trị. Nguyên nhân của những cơn đau ung thư Hiện tượng đau chỉ xuất hiện khi các khối u phát triển ăn lan vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng. Đau...