Phát hiện loài tê giác chưa từng thấy ở Thái Lan
Các nhà địa chất tại Đại học Nakhon Ratchasima Rajabhat của Thái Lan đã xác nhận rằng, phần hóa thạch do người dân địa phương phát hiện trước đây thuộc loài tê giác cổ đại chưa từng được biết đến.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, các hóa thạch thuộc loài tê giác không sừng, đầu dẹt được đặt là Aceratherium porpani theo tên người đã hiến tặng các hóa thạch cho trường đại học.
“Các hóa thạch bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh và hai xương hàm dưới, đã được tìm thấy tại một mỏ đá cát gần sông Moon ở huyện Chalerm Phrakiat, tỉnh Nakhon, Thái Lan năm 2003.
Hình ảnh mô phỏng loài tê giác cổ đại mới. Ảnh: Thediplomat
Sau đó, các hóa thạch được chuyển đến cho Porpan Vatchajitpan, cựu giảng viên Đại học Chulalongkorn (Thái Lan). Các giảng viên tặng các hóa thạch cho Viện Nghiên cứu của Đại học Nakhon Ratchasima Rajabhat vào năm 2009″.
Mẫu vật được xác định là đã sống trong thời kỳ Miocen muộn nên tuổi của nó khoảng 6 đến 7,5 triệu năm.
Theo Mai Thủy
Video đang HOT
7 kiệt tác nghệ thuật đã biến mất vĩnh viễn
Các nhà khảo cổ học và các sử gia chứng nhận, nhân loại đã vĩnh viễn mất đi những kiệt tác nghệ thuật dưới đây.
Tượng Colossus thành Rhodes, mất trong một trận động đất
Đây là một bức tượng dựa theo hình dáng thần mặt trời Helios của Hy Lạp, được xây dựng ở thành phố Rhodes bởi Chares vào khoảng thời gian từ năm 292 đến 280 trước Công nguyên. Bức tượng khổng lồ này cao gần 30 mét và đứng trên nền đá hoa cương cao 15 mét. Bức tượng được coi là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Bức tượng đồng này đứng đối mặt với thành phố Rhodes , Hy Lạp trong hơn 56 năm, trước khi một trận động đất xảy ra và đánh sập nó. Bức tượng vỡ ra thành nhiều mảnh và nằm dưới biển suốt nhiều thế kỉ.
Bức tranh "Người họa sĩ" của Picasso, mất trong tai nạn máy bay
Bức tranh "Le Peintre" (Người họa sĩ) được vẽ năm 1963 của danh họa Pablo Picasso đã bị phá hủy trong vụ tai nạn máy bay của hãng Swissair ngoài khơi Halifax, Nova Scotia, Canada vào ngày 2/9/1998. Ngoài bức tranh trị giá 1.5 triệu USD này, trên chiếc máy bay còn có lượng kim cương và đá quí trị giá gần 500 triệu USD. Trên đường bay từ sân bay JFK (New York) tới Geneva (Thụy Sĩ), phi công đã gửi tín hiệu cấp cứu và cố gắng hạ cánh xuống Nova Scotia. Tuy nhiên, nó đã đâm xuống Đại Tây Dương, toàn bộ 229 người trên máy bay đều thiệt mạng. Dù 98% xác máy bay đã được trục vớt, người ta chỉ có thể tìm thấy 20cm còn lại của bức tranh, và số đá quí thì hoàn toàn biến mất.
Chân dung của Winston Churchill, bị vợ ông phá hủy
Năm 1954, Graham Sutherland được giao nhiệm vụ vẽ một bức chân dung toàn thân của Sir Winston Churchill, Thủ tướng Anh, để giới thiệu với ông trong buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 của mình. Sutherland là một họa sĩ hiện đại nổi tiếng với việc mô tả một cách "chân thực" các nhân vật của mình. Thay vì vẽ Churchill một cách hình tượng, Sutherland lại vẽ ông như đúng những gì người ta thấy, và hiển nhiên là cả Churchill và vợ đều không thích bức tranh này. Sau khi được công bố vào năm 1954, bức tranh được đưa tới nhà Churchill ở Chartwell, nhưng nó không bao giờ được trưng bày. Chỉ tới khi phu nhân Chirchill qua đời năm 1977, người ta mới được biết sự thật: Bà đã hủy bức tranh không lâu sau khi nó được bàn giao.
Bức tranh "Leda và bầy ngỗng" của Michelangelo, biến mất
Bức tranh này được Michelangelo vẽ vào khoảng năm 1530. Người ta cho rằng Michelangelo tặng bức tranh này cho người bạn và cũng là học trò của mình- Antonio Mini. Mini có thể đã bán bức tranh, vì lần cuối người ta thấy nó là ở trong bộ sưu tập hoàng gia tại Fontainebleau vào đầu thập niên 1530. Một họa sĩ khác là Rosso Fiorentino đã chép lại bức tranh này, và nó trở thành phiên bản duy nhất còn được thấy cho tới ngày nay.
Bức "Người họa sĩ trên đường đi làm" của Van Gogh, bị phá hủy trong một vụ cháy
Vincent Van Gogh đã tạo nên gần 2000 tác phẩm nghệ thuật trong suốt cuộc đời mình và đây là một trong 6 bức tranh của ông mà nhân loại đã bị mất vĩnh viễn. Bức tranh "Người họa sĩ trên đường đi làm" được lưu giữ tại bảo tàng Kaiser-Friedrich, Berlin trước khi bị phá hủy trong một vụ cháy tại thời điểm xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là một trong những bức tranh tự họa của Van Gogh, miêu tả cảnh người họa sĩ với đồ nghề vẽ tranh trên con đường tới Montmajour năm 1888.
Bức tranh khổ rộng "Dòng sông Mississippi" của John Banvard, bị cắt thành nhiều mảnh
John Banvard là một họa sĩ chuyên về về tranh chân dung và toàn cảnh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là bức tranh bức tranh toàn cảnh mô tả về thung lũng sông Mississipi. Năm 1840, ông bỏ ra cả một tháng di chuyển ngược xuôi trên dòng sông chỉ với một con thuyên nhỏ để phác họa phong cảnh. Sau đó, dựa trên phác họa này, ông đã thực hiện bức tranh với kích thước khổng lồ. Khi hoàn thành, bức tranh cao 1200 feet (3.6 mét) và dài nửa dặm (khoảng 800 mét). Tuy nhiên nó đã được quảng cáo một cách phóng đại là bức tranh dài ba dặm và được mang đi triển lãm trên toàn nước Mỹ. Tới cuối thế kỉ 19, nó bị cắt thành nhiều mảnh để lưu trữ và nhiều mảnh đã không bao giờ được tìm thấy để phục chế.
Bức "Mùa xuân" của Antoine Watteau, bị mất sau đó được tìm thấy và bị hủy hoại
Antoine Watteau là họa sĩ người Pháp sống vào đầu thế kỉ 18. Vào năm 1716, ông vẽ một loạt các bức tranh lấy chủ đề về các mùa trong năm cho Piere Crozat, trong đó có các bức tranh Mùa xuân (Printemps), Mùa thu, Mùa đông và Mùa hè. Trong bốn bức tranh này, chỉ còn một bức tồn tại cho tới ngày nay. Bức "Mùa xuân" được phát hiện lại vào năm 1964, nhưng đã bị phá hủy trong một vụ cháy 2 năm sau đó. Còn bức "Mùa thu" và "Mùa đông" chưa bao giờ được tìm thấy.
Phan Hạnh
Theo Oddee
Phát hiện loài động vật có vú cổ xưa nhất Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã phát hiện hóa thạch một loài động vật có vú cổ xưa nhất phân bố khắp lục địa Á Âu cách dây 160 triệu năm. Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc tuyên bố họ vừa phát hiện một bộ xương gần như nguyên vẹn của "loài động vật có vú lâu đời...