Phát hiện loại kháng thể đầu tiên có khả năng vô hiệu hóa virus corona
Các nhà khoa học cho biết đã tìm thấy loại kháng thể đầu tiên có khả năng tấn công vào đoạn protein giúp virus corona bám vào tế bào cơ thể người, qua đó vô hiệu hóa chúng.
SCMP hôm 2/5 cho biết các nhà khoa học Mỹ và Bỉ đã tìm thấy kháng thể giúp vô hiệu quá virus Sars-CoV-2, tên gọi chính thức của virus corona gây ra đại dịch Covid-19. Jason McLellan, chuyên gia từ Đại học Texas, cho biết đây là “những kháng thể đầu tiên được biết tới có khả năng vô hiệu hóa virus”.
“Với liệu pháp kháng thể, chúng ta sẽ đưa trực tiếp các kháng thể bảo vệ vào cơ thể con người, người đó sẽ ngay lập tức được bảo vệ sau khi điều trị”, ông McLellan khẳng định.
Chuyên gia người Mỹ cho biết các kháng thể cũng có thể được sử dụng trên người đã bị bệnh nặng, giúp làm giảm tình trạng bệnh tật.
Kháng thể tấn công vào đoạn protein có khả năng giúp virus corona bám vào tế bào cơ thể người. Ảnh: SCMP.
Các nhà khoa học trong dự án đã dành nhiều năm nghiên cứu các chủng virus corona, trong đó có loại gây ra đại dịch SARS và MERS. Năm 2016, các nhà khoa học đã truyền virus vào lạc đà không bướu, với hy vọng phát triển một phương pháp điêu trị mới cho các loại bệnh này.
“Ban đầu, chúng tôi nghĩ đây chỉ là một dự án nhỏ. Nhưng nay, tác động khoa học của dự án có thể lớn hơn tất cả những gì tôi có thể tưởng tượng”, Dorien De Vlieger, chuyên gia người Bỉ từ Đại học Ghent, cho biết.
Hệ miễn dịch của lạc đà không bướu sản sinh hai loại kháng thể khi phát hiện virus ngoại lai, một loại tương tự kháng thể ở người vốn có kích thước nhỏ hơn. Kháng thể sản sinh trên lạc đà được phát hiện là có hiệu quả trong tấn công đoạn protein nhọn của virus corona, thứ giúp virus bám vào các tế bào ở người.
Daniel Wrapp, chuyên gia từ Đại học Texas, cho biết loại kháng thể với kích thước nhỏ hơn ở lạc đà có thể được sử dụng trong liệu pháp hít thở.
“Điều này giúp kháng thể có tiềm năng được sử dụng như một loại thuốc điều trị các loại bệnh về đường hô hấp, bởi chúng ta có thể đưa chúng tới đúng nơi bị nhiễm bệnh”, ông Wrapp cho biết.
Các nhà khoa học cho biết còn nhiều nghiên cứu cần tiếp tục được tiến hành. Hiện tại, các nhà khoa học đang chuẩn bị thí nghiệm kháng thể đối với chuột để kiểm tra phản ứng của kháng thể, trước khi chuyển sang thử nghiệm trên người.
Chuyên gia hàng đầu về virus lo ngại các ca nhiễm không có triệu chứng
Chuyên gia cho biết nhiều người không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ vẫn bị nhiễm virus. Họ vẫn đang cố gắng nghiên cứu qua xét nghiệm kháng thể.
Mỹ điều tra mối liên hệ Covid-19 giữa Đại học Texas với Trung Quốc
Bộ Giáo dục Mỹ mở cuộc điều tra về các liên kết giữa Đại học Texas và một phòng thí nghiệm Trung Quốc, vốn bị nghi ngờ có liên quan tới Covid-19.
Bộ Giáo dục Mỹ đã gửi thư cho Đại học Texas để tìm hiểu về mối quan hệ của trường này với phòng thí nghiệm và các thực thể khác của Trung Quốc bao gồm tập đoàn viễn thông Huawei. Cơ quan này đã yêu cầu cung cấp thông tin về các mối tương tác giữa Phòng thí nghiệm quốc gia Galveston, thuộc Chi nhánh Y khoa của Đại học Texas với phòng thí nghiệm thuộc Viện virus học Vũ Hán.
Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán. Ảnh: AFP
Bộ Giáo dục Mỹ cũng yêu cầu Đại học Texas cung cấp thông tin về bất kỳ quà tặng nào nhận được từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, các công ty, hoặc cá nhân Trung Quốc như Giám đốc điều hành hãng cung cấp phần mềm họp trực tuyến Zoom, ông Eric Yuan.
Theo Bộ Giáo dục Mỹ, Đại học Texas đã báo cáo về 10 hợp đồng với Huawei và 24 hợp đồng với các trường đại học thuộc sở hữu Nhà nước của Trung Quốc từ năm 2014 đến 2019, với tổng số tiền lên tới gần 13 triệu USD.
Các nhà du hành vũ trụ đang gặp nguy hiểm trong không gian Theo nghiên cứu mới, các nhà thám hiểm không gian đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm tàng khi du hành một quãng đường dài. Nhiều nhà khoa học cho rằng, bộ não của họ có thể bị phình to trong môi trường chân không. Trong những thập kỷ tới, nếu người Trung Quốc hay NASA tìm cách đưa con người...