Phát hiện loài báo đen ‘trăm năm có một’ tại châu Phi
Những lời đồn thổi về sự tồn tại của loài báo đen quý hiếm vốn đã được lan truyền từ lâu tại châu Phi, nhưng mãi đến gần đây, khoa học mới chứng minh sự tồn tại có thật của chúng tại châu lục này, qua những bức ảnh hiếm được chụp từ camera ngụy trang của các nhà sinh vật học.
Một cá thể báo đen quý hiểm tại châu Phi mới đuợc phát hiện sau hơn 100 năm (Ảnh: Will Burrard-Lucas)
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Vườn thú San Diego, Mỹ, mới đây đã có một phát hiện chấn động, khi công bố những hình ảnh về một cá thể báo đen được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Loisaba, thuộc miền Trung Kenya.
“Chúng tôi vô cùng phấn khởi khi biết tin những camera ngụy trang đặt trong khu bảo tồn đã ghi lại những hình ảnh hiếm về loài báo melanistic, hay được biết đến với tên gọi báo đen.” Khu bảo tồn Loisaba cho biết trên Twitter.
Nghiên cứu này, được chỉ đạo bởi giáo sư Nicholas Pilfold đến từ Vườn thú San Diego, và được đăng tải trên tạp chí African Journal of Ecology vào tháng 1 vừa qua, cho biết những bức ảnh đã xác nhận một cách khoa học về sự xuất hiện lần đầu tiên của loài báo đen tại châu Phi sau hơn 1 thế kỷ.
Ghi nhận gần nhất về sự xuất hiện của loài báo quý hiếm này tại Lục địa Đen là một bức ảnh được chụp từ năm 1909 bởi Addis Ababa, hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ. Dù có một số hình ảnh trong thời gian gần đây được cho là có sự xuất hiện của một số cá thể báo đen tại châu lục này, nhưng những hình ảnh gần của đội nghiên cứu từ Vườn thú San Diego mới là bằng chứng khoa học xác đáng nhất.
Giáo sư Pilford cho biết sau khi nhận được nhiều ghi nhận về việc có bắt gặp một cá thể báo đen tại Kenya, đội ngũ của ông đã nhanh chóng lặp đặt các camera ngụy trang tại đây từ tháng 2 năm 2018, và chỉ 3 tháng sau đó đã chụp được một cá thể báo đen nhỡ. Ông cho rằng chắc chắn sẽ còn có “2 hoặc thậm chí 3″ cá thể nữa trong vùng này.
“Hiện tại, đây là những bức hình tốt nhất, chân thực nhất mà chúng tôi có được về loài báo đen tại châu Phi, điều chưa từng có từ trước đến nay.” Ông khẳng định.
Melanism là một hội chứng đột biến di truyền thường xảy ra ở các loài động vật có vú, giống như hội chứng bạch tạng, chỉ khác ở chỗ những sắc tố dư thừa sẽ biến màu lông hoặc da của động vật thành màu đen.
Hầu hết các loài mèo lớn bị nhiễm hội chứng melanism đều liên quan đến loài báo, như các loài báo đen vốn xuất hiện nhiều tại châu Á hay châu Mỹ. Nhưng có rất ít trường hợp loài báo này xuất hiện tại châu Phi. Theo giáo sư Pilford, hiện tại chỉ còn 11% số lượng báo đen tồn tại trên toàn cầu.
Ngoài ra, còn một sự trùng hợp vô cùng thú vị khác cũng mới được phát hiện, đó là việc công bố đầy chấn động trên từ Vườn thú San Diego gần sát với thời điểm ra mắt phim Black Panther cách đây một năm. Bộ phim bom tấn của Marvel cũng lấy bối cảnh tại châu Phi, chỉ khác ở chỗ địa điểm là vương quốc giả tưởng Wakanda, chứ không phải Kenya như ở thời điểm hiện tại.
“Tôi nhận thấy sự trùng hợp này khá là đặc biệt. Tôi cũng đã tìm trên bản đồ về vị trí giả định của Wakanda theo như lời kể trong chuyện tranh của Marvel, và thấy nó cũng không xa lắm so với vị trí nghiên cứu của nhóm chúng tôi,” giáo sư Pilford tiết lộ.
Việt Anh
Theo Tiền phong
Bí ẩn rùng rợn không lời giải về cây ăn thịt người
Câu chuyện cây ăn thịt người ở sâu trong một khu rừng tại Cộng hòa Madagaskira khiến nhiều người khiếp sợ. Cuối cùng, cái cây đặc biệt này 'nhả' xương của nạn nhân ra. Ai chứng kiến cảnh tượng đó đều sợ hết hồn.
Cộng hòa Madagaskira nằm ở Đông Nam Châu Phi tồn tại một khu rừng kỳ quái với nhiều điều bí ẩn. Trong số này nổi tiếng là câu chuyện về cây ăn thịt người đáng sợ.
Theo một số tài liệu, vào năm 1878, một số cường quốc thực dân cử nhiều chuyên gia, nhà khoa học khám phá khu rừng bí ẩn trên. Tiến sĩ người Đức Cark Liche dẫn đầu một nhóm chuyên gia tham gia dự án trên.
Nhóm của tiến sĩ Liche được hỗ trợ bởi nhóm người địa phương Mkodo. Cư dân bản địa thông thạo địa hình đã giúp nhóm chuyên gia tiến vào khu rừng một cách thuận lợi.
Khi vào sâu trong rừng, nhóm của tiến sĩ Liche nhìn thấy một cái cây kỳ lạ trông giống như cây dứa. Cây này cao khoảng 2,5m có lá dài, rậm rủ từ trên đỉnh xuống đất.
Không những vậy, loài cây kỳ quái này còn có các tua dài khoảng hơn 2m đua ra các hướng khác nhau.
Khi ông Liche đang nói chuyện với đồng nghiệp thì bất ngờ nhìn thấy nhóm người Mkodo đưa một phụ nữ đến gần cái cây kỳ bí trên.
Tại đây, nhóm người Mkodo lẩm bẩm như đang cầu khấn một điều gì đó. Tiếp đến, người phụ nữ được cho uống chất lỏng lấy từ cây kỳ quái trên.
Sau khi uống xong, người phụ nữ kêu la thảm thiết. Kế đến, người ta nhìn thấy nhưng tua dài ra của cây vươn ra và siết chặt nạn nhân vào bên trong cây.
Theo đó, người phụ nữ biến mất hoàn toàn trước mắt mọi người. 10 ngày sau, nhóm của tiến sĩ Liche quay trở lại chỗ cái cây "nuốt chửng" người phụ nữ thì hoảng sợ nhìn thấy những mảnh xương vụn dưới gốc cây.
Họ nghi ngờ chúng thuộc về người phụ nữ xấu số trên. Tuy nhiên, tính xác thực của câu chuyện này khiến nhiều người hoài nghi đây chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng hoặc được người xưa thêu dệt nên.
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/TTZ, LV
Ảnh động vật: Sư tử khoái trá 'cười lăn' trên bãi cỏ Hươu đực tìm cách gây ấn tượng với bạn tình, sư tử khoái trá cười lằn trên bãi cỏ,...là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua. Một con sư tử dường như không nhịn được cười khi nghĩ về chuyện gì đó trong vườn quốc gia Maasai Mara, Kenya. Đàn chim cú con tò mò nhìn ông kính máy ảnh của...