Phát hiện lâu đài cổ 1.200 năm tuổi có đường hầm dưới lòng đất độc đáo
Các nhà khảo cổ phát hiện khu đất từng là lâu đài xa hoa giàu có, ước tính khoảng 1.200 năm tuổi ở phía nam sa mạc Israel.
Khu đất rộng lớn từng là lâu đài xa hoa nằm ở phía nam sa mạc của Israel, nơi mang đến cái nhìn độc đáo về cuộc sống cho những cư dân giàu có ở vùng Negev.
Phát hiện lâu đài cổ 1.200 năm tuổi có đường hầm dưới lòng đất ở Israel
Lâu đài nằm ở thị trấn Bedouin, Rahat có từ thế kỷ 8 hoặc 9. Vào thời điểm đó, đây là lâu đài sang trọng xây dựng xung quanh sân lớn, có bốn góc và một số phòng cho người làm.
Các nhà khảo cổ phát hiện khu vực xa hoa có hành lang lát đá cẩm thạch, sàn đá, những bức tường trang trí cầu kỳ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều mảnh thủy tinh trang trí đồ dùng trong bếp.
Điều khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên là bên dưới sân trong có những hầm ngầm lát bằng đá, dự đoán dùng để cất giữ các vật dụng cần bảo quản ở nhiệt độ mát, tránh cái nắng như thiêu như đốt ở vùng sa mạc.
Video đang HOT
Ngoài ra, cũng có một bể chứa nước sâu ba mét cung cấp nước mát cho cư dân quanh năm và những cấu trúc hình vòm liền kề.
Các hầm xây dựng khá cẩn thận, chắc chắn, đường đi vừa đủ cho mọi người đi lại dưới lòng đất.
Oren Shmueli, Elena Kogan-Zehavi và Noé D. Michael, những người đứng đầu cuộc khai quật cho biết: “Cấu trúc mái vòm dưới lòng đất dùng để lưu trữ thực phẩm và cho phép cư dân di chuyển tự do dưới lòng đất mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời”.
Chủ nhân của lâu đài sa hoa từng trải qua cuộc sống sung túc, đầy đủ tiện nghi. Bên trong lâu đài có trang trí những bức bích họa màu sắc đẹp đẽ, trong khi các phòng khác có lò nướng rất lớn sử dụng để nấu ăn.
Khung cảnh lâu đài cổ rộng lớn 1.200 năm tuổi có đường hầm dưới lòng đất ở Israel
Một số đồ dùng tìm thấy trong lâu đài
Các nhà khảo cổ học cho biết: “Khu đất sang trọng và các hầm ngầm ấn tượng độc đáo là bằng chứng về cuộc sống giàu có của chủ sở hữu. Địa vị cao và sự giàu có giúp người này xây dựng một dinh thự sang trọng vừa làm nơi ở vừa để tiêu khiển. Qua đó, chúng tôi có thể tìm hiểu về cuộc sống hàng hàng ở Negev, phương pháp xây dựng và phong cách kiến trúc vào thời kỳ đầu của chế độ Hồi giáo”.
Khai quật pháo đài nghi là thành phố mất tích thời cổ đại
Các nhà khảo cổ vừa khai quật một pháo đài 2.000 năm tuổi ở dãy núi thuộc khu vực Kurdistan của Iraq, được cho là một phần của thành phố mất tích Natounia thời cổ đại.
Nghiên cứu được tạp chí Antiquity công bố hôm 19/7 cho thấy pháo đài bằng đá Rabana-Merquly bao gồm công sự dài gần 4 km, hai khu định cư, các bức phù điêu bằng đá và một phức hợp tôn giáo. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra pháo đài sau thời gian dài khai quật từ năm 2009, CNN đưa tin.
Ông Michael Brown, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Heidelberg (Đức), trưởng nhóm nghiên cứu dự án khảo cổ này, cho biết pháo đài nằm ở biên giới vương quốc Adiabene thời cổ đại. Vương quốc này được cho là nằm cạnh Đế chế Parthia, trải dài qua các vùng ở Iran và Lưỡng Hà khoảng 2.000 năm trước.
Ông Brown nói thêm ở lối vào có khắc hình vị vua của Adiabene, dựa theo trang phục, đặc biệt là chiếc mũ của nhân vật. Ông suy đoán rằng pháo đài này từng là thành phố hoàng gia Natounia, một phần của vương quốc Adiabene.
Bức điêu khắc trên lối vào Rabana-Merquly (phải) được cho là hình ảnh vị vua của vương quốc Adiabene. Ảnh: CNN.
"Natounia chỉ được biết đến từ những đồng tiền quý hiếm, ngoài ra không có bất kỳ tài liệu tham khảo chi tiết nào", ông cho biết.
Dựa trên chi tiết những đồng xu, các nhà nghiên cứu cho rằng Natounia được đặt theo tên vị vua Natounissar, và vị trí thành phố nằm ở sông Hạ Zab, hay sông Kapros trong thời cổ đại.
Trong một tranh luận, các nhà nghiên cứu nói Rabana-Merquly không phải nơi duy nhất được cho là thành phố Natounia, nhưng cho đến nay, pháo đài này có nhiều dấu hiệu thể hiện việc nó từng thuộc "thành phố mất tích" nhất. Vị vua được khắc trên cổng vào có thể là Natounissar hay hậu duệ của ông.
Nghiên cứu cho biết Rabana-Merquly từng là nơi các bộ lạc giao thương, duy trì quan hệ ngoại giao hay gây áp lực quân sự.
Khu lò gốm men ngọc 1.900 năm tuổi được tìm thấy ở Hồ Nam - Trung Quốc Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu lò nung men ngọc có từ thời Đông Hán (25-220) tại một ngôi làng ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Địa điểm này được tìm thấy ở làng Yongxing ở thành phố Liling vào tháng 4 khi một nhóm các nhà khảo cổ tiến hành khảo sát lưu vực Lushui. Tàn tích...