Phát hiện lăng mộ bác sĩ hoàng gia 4.000 năm tuổ.i tại Ai Cập
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập vừa công bố một phát hiện khảo cổ quan trọng tại khu di tích Saqqara, phía Nam thủ đô Cairo.
Lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba được phát hiện tại khu di tích Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, đoàn khảo cổ học liên quốc gia Pháp-Thụy Sĩ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba có niên đại hơn 4.000 năm tuổ.i.
Đặc biệt, lăng mộ này thuộc về một bác sĩ hoàng gia phục vụ dưới triều đại Pharaoh Pepy II (2278-2184 trước Công nguyên) – vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 6 trong giai đoạn Cổ Vương quốc Ai Cập. Mastaba là kiểu kiến trúc lăng mộ điển hình thời kỳ này, với đặc trưng hình chóp cụt, đế hình chữ nhật, mái phẳng cùng các bức tường bên dốc được xây dựng từ đá hoặc gạch bùn.
Ông Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), nhấn mạnh tầm quan trọng của phát hiện này đối với việc nghiên cứu lịch sử khu vực Saqqara. Các văn bản và hình vẽ trên tường lăng mộ đã tiết lộ nhiều khía cạnh mới về đời sống thường nhật trong thời kỳ Cổ Vương quốc.
Video đang HOT
Lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba được phát hiện tại khu di tích Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù các nghiên cứu sơ bộ cho thấy lăng mộ đã từng bị cướp phá, nhưng may mắn là các họa tiết chạm khắc và chữ tượng hình trên tường vẫn được bảo tồn khá tốt. Đoàn khảo cổ còn phát hiện một quan tài đá, với các dòng chữ khắc trên trần lăng mộ và bên trong quan tài giúp xác định được danh tính và chức vụ của chủ nhân.
Khu khảo cổ Saqqara, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là nghĩa trang lớn của người Ai Cập cổ đại. Gần đây, các cuộc khai quật tại đây liên tục có những phát hiện giá trị, bao gồm nhiều quan tài cổ nghìn năm tuổ.i, các hiện vật quý hiếm và xá.c ướ.p của nhiều loài động vật như rắn, chim, bọ hung.
Ai Cập, Saudi Arabia nằm trong số 10 điểm đến hàng đầu trong năm 2023
Trong báo cáo Xu hướng ngành du lịch 2023 công bố ngày 14/6, Viện Kinh tế Mastercard tiết lộ Ai Cập và Saudi Arabia nằm trong số 10 điểm đến du lịch hàng đầu trong năm 2023.
Khách du lịch tham quan Kim tự tháp Khufu ở Giza, Ai Cập, ngày 2/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo, Ai Cập và Saudi Arabia được xếp hạng lần lượt ở vị trí thứ bảy và thứ tám trong số 10 điểm đến du lịch hàng đầu do Viện Kinh tế Mastercard khảo sát. Trong khi đó, Vương quốc Anh, Mỹ, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Pháp vẫn là những điểm đến quốc tế hấp dẫn nhất đối với du khách thuộc khu vực Trung Đông.
Báo cáo đưa ra những phân tích sâu sắc về tình hình du lịch toàn cầu, đồng thời chỉ ra rằng du khách, bao gồm cả những người từ Trung Đông và Bắc Phi (MENA), thích đi du lịch để giải trí và ưu tiên những điểm đến mới của thế giới.
Viện Kinh tế Mastercard nói thêm rằng du lịch giải trí và du lịch kết hợp công việc (du lịch công tác) toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ nhanh trong năm 2023, tăng 42% so với năm 2022.
Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng khách du lịch đang yêu thích những điểm đến ít được biết đến hơn.
Theo dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Ai Cập công bố, doanh thu du lịch của quốc gia Bắc Phi này đã tăng 25,7% lên khoảng 7,3 tỷ USD trong nửa đầu năm tài chính 2022/2023, so với mức 5,8 tỷ USD một năm trước đó.
Ngành du lịch đặc biệt quan trọng đối với Ai Cập, vì đây là một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước, trong bối cảnh khan hiếm ngoại tệ mạnh sau những cú sốc kinh tế toàn cầu gây ra bởi đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.
Đại dịch đã khiến lượng khách du lịch đến Ai Cập giảm xuống còn 3,7 triệu lượt người vào năm 2020. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tại Ukraine trong năm 2022 cũng gây thiệt hại lớn cho Ai Cập, vì cả hai là những nước có số lượng khách du lịch lớn đến thăm Ai Cập hàng năm.
Ngành du lịch Ai Cập đã phục hồi mạnh mẽ trở lại vào năm 2022 khi quốc gia Bắc Phi này đón khoảng 11,7 triệu lượt du khách, tăng 46% so với 8 triệu lượt của năm 2021.
Gần đây, Ai Cập cũng đã nới lỏng các quy định về thị thực cho du khách đến từ Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco và Algeria để kích thích ngành du lịch.
Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Du lịch và Khảo cổ Ai Cập ban hành quy định cho phép công dân 180 nước có thể xin thị thực du lịch khi đến Ai Cập, với điều kiện sở hữu hộ chiếu hợp lệ và đã từng được cấp thị thực vào Vương quốc Anh, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản hoặc các nước thuộc khối Schengen.
Indonesia chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ Chính phủ Brazil ngày 6/1 ra tuyên bố cho biết Indonesia sẽ chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ, qua đó tiếp tục mở rộng nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)....