Phát hiện kịp thời, xử lý dứt điểm dịch tả lợn châu Phi
Bà Định Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho biết, theo dự báo, trên địa bàn tỉnh Long An, dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng, tác động lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều cơ sở, người chăn nuôi và cung cầu thực phẩm.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, nhất là dịp Tết Nguyên đán năm 2022
Theo đó, các ngành chức năng tỉnh tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm từ lợn ra, vào vùng có dịch bệnh và làm lây lan dịch bệnh theo quy định.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, nhất là xử lý nghiêm các trường hợp động vật và các sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm bày bán ở những nơi không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn bất hợp pháp và sử dụng sản phẩm lợn bị bệnh để chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Đặc biệt, các huyện, thị xã khu vực biên giới tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển; tuyên truyền, vận động người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua biên giới; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Video đang HOT
Mặt khác, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn theo quy định và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đồng thời, chú trọng việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình, dân rắc vôi bột trắng xóa chuồng
Tính đến ngày 26/11, dịch tả lợn châu Phi bùng phát 8/8 huyện, thành phố tại tỉnh Ninh Bình, trên 15.000 con lợn mắc bệnh đã chết và tiêu hủy.
Nhiều hộ lợn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi tiến hành khử khuẩn, rắc vôi bột trắng xóa chuồng...
Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.557 hộ, trên 620 thôn, xóm tại 108/142 xã, phường, thị trấn thuộc 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại tỉnh Ninh Bình khiến nhiều hộ nuôi lợn chết trắng chuồng Ảnh: N B
Với tổng số con lợn bị mắc bệnh do dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy trên 15.000 con, tương đương với 1.085.852kg. Trong đó, có 3.456 con lợn nái trọng lượng là 638.980kg và 11.548 con lợn thương phẩm trọng lượng 446.873kg.
Nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan tại tỉnh Ninh Bình là do một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn, lợn con chủ yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái, không rõ nguồn gốc.
Tính đến ngày 26/11, tỉnh Ninh Bình tiêu hủy 15.000 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: N B
Ngoài ra, khi con lợn có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo để lấy mẫu xét nghiệm mà ngay lập tức bán chạy hoặc giết mổ lợn để tiêu thụ, không xử lý chất thải, nước thải,...khiến cho dịch tả lợn châu Phi khó kiểm soát.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, giảm thiểu thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lợn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình đã cấp trên 10.300 lít hóa chất cho 8/8 huyện, thành phố để triển khai khử trùng, tiêu độc môi trường.
Người dân huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) dùng vôi bột để xử lý khu vực chuồng nuôi lợn. Ảnh: N B
Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình triển khai tập huấn giúp người dân chủ động nâng cao ý thức bảo vệ đàn lợn của gia đình. Đặc biệt, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo, dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, ảnh hưởng tiêu cực cho người chăn nuôi và cộng đồng
Hầu hết số xã có hiện tượng lợn ốm nghi ngờ mắc bệnh đều được lấy mẫu giám sát, gửi Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương xét nghiệm dịch tả lợn Châu Phi làm căn cứ để các huyện, thành phố công bố dịch theo quy định.
Kiểm soát chặt, ngăn chặn các ổ dịch tả lợn châu Phi tái phát Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 231.000 con lợn, chiếm 0,8% tổng đàn lợn hơn 28 triệu con hiện nay, với trọng lượng lợn tiêu hủy khoảng 10.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ...