Phát hiện kho đường ngọt gấp 500 lần đường bình thường
5 tấn đường và chất tạo ngọt cao gấp 500 lần so với đường bình thường vừa được cơ quan chức năng TP.HCM phát hiện, bắt giữ.
Chiều 11.12, Đội 4- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an TP.HCM đã tổ chức niêm phong 5 tấn đường cùng chất tạo ngọt tại trụ sở công ty Việt Nhật số 220/6 Lũy Bán Bích (phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú) để điều tra làm rõ.
5 tấn đường và chất tạo ngọt cao gấp 500 lần so với đường sản xuất bình thường chuẩn bị tung ra thị trường ở TP.HCM vừa được cơ quan chức năng bắt giữ.
Trước đó, vào sáng cùng ngày cơ quan chức năng đã ập vào trụ sở của công ty Việt Nhật để kiểm tra, phát hiện tại khu vực nhà kho có hơn 5 tấn đường hóa học cùng chất tạo ngọt với nhiều mẫu dạng tinh thể. Tại thời điểm kiểm tra, phía công ty không có giấy tờ hợp lệ.
Theo khai báo của công ty này, số lượng đường và chất tạo ngọt được nhập từ Trung Quốc rồi về chế biến thành đường có độ ngọt cao gấp 500 lần so với đường sản xuất bình thường. Sau khi đóng bao bì những sản phẩm đường “đặc biệt” này sẽ được phân phối tại một số chợ trên địa bàn thành phố. Công ty này đã hoạt động hình thức như vậy được khoảng 3 năm qua.
Video đang HOT
Chỉ cần dùng 5 hạt đường tinh thể to bằng hạt đậu có thể làm ngọt cho 150 lít nước
Trung tá Lê Văn Vũ- Đội trưởng đội 4- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an TP.HCM cho biết: “Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều cửa hàng trên địa bàn TP nhập đường từ công ty Việt Nhật để pha chế nước nấu chè. Sản phẩm đường này rất nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng khi chỉ cần dùng 5 hạt đường tinh thể có thể làm ngọt cho 150 lít nước”.
Theo Danviet
Dân Việt hoang mang "ăn gì để không chết"!
Một trong những câu hỏi được người tiêu dùng hỏi nhau nhiều nhất trong thời điểm hiện nay là: Con người sống cần phải ăn, nhưng ăn cái gì cho an toàn?
(Ảnh minh hoạ).
Tràn lan thông tin vi phạm an toàn thực phẩm
Nếu như trước đây, người tiêu dùng lo lắng về rau và trái cây với dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản thì gần đây lại thêm lo lắng về thịt có dư lượng chất cấm trong chăn nuôi. Không chỉ sử dụng chất tạo màu vàng ô (sử dụng trong công nghiệp nhuộm, có khả năng gây ung thư), nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi còn dùng cả chất cấm tạo nạc "bung đùi, nở mông" salbutamol, gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ đã phối hợp với C49 tiến hành kiểm tra 15 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc, trong đó, phát hiện 7 doanh nghiệp vi phạm về sử dụng chất cấm Salbutamol và chất vàng ô, xử phạt gần 2 tỷ đồng (chưa kể các vụ việc do các đơn vị khác của Bộ và các địa phương phát hiện).
Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, các đối tượng vi phạm rất tinh vi, phải sử dụng nghiệp vụ trinh sát của công an mới định vị và bắt quả tang tận nơi. "Họ còn dùng thủ đoạn máy ghi âm và mua chuộc lực lượng thanh tra, nhưng chúng tôi cương quyết làm nghiêm để răn đe, làm đến nơi đến chốn", ông Dũng nói.
Lo ngại về tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay trên Nghị trường, Đại biểu Quốc hội phải thốt lên: "Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!"
Bản thân người đứng đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cũng thừa nhận: "Không phải riêng thịt, với rau, gạo, hoa quả hiện nay cũng có vấn đề. "Tôi cứ nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà lạnh cả xương sống. Sao mọi người lại có thể ác vậy?"
Hoang mang "ăn gì để không chết"
Trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn ngập như hiện nay, trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, một trong những câu hỏi được người tiêu dùng hỏi nhau nhiều nhất trong thời điểm hiện nay là: Con người sống cần phải ăn, nhưng ăn cái gì cho an toàn?
Chị Nguyễn Hải My (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ lên trang cá nhân facebook của mình một danh sách dài những địa chỉ bán đồ thực phẩm sạch mà gia đình chị vẫn sử dụng hàng ngày kèm khuyến cáo mọi người nên chọn mua đồ tại những nơi uy tín, sản xuất theo đúng quy trình chuẩn để bảo vệ sức khoẻ của gia đình mình.
"Chưa bao giờ chúng ta lại lo lắng cho vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm như hiện nay, nhất là sau hàng loạt các thông tin về thịt có chất cấm, rau quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, lượng người bị ung thư tăng lên theo vùn vụt khiến người tiêu dùng như tôi cảm thấy hết sức lo ngại cho sức khoẻ của bản thân và gia đình mình", chị Vân chia sẻ.
Chọn một giải pháp khác, chị Phạm Thu Huyền (Hoàng Mai, Hà Nội) rủ một số người bạn thuê chung một mảnh ruộng ở ngoại thành để trồng rau sạch. Tại căn chung cư gia đình chị đang sống cũng được trang bị thêm các bồn trồng rau sạch để ăn hàng ngày.
"Rau thì gần như đáp ứng đủ nhu cầu nhưng còn thịt cá vẫn phải mua ngoài cửa hàng, siêu thị và chợ. Mà ở Việt Nam, ngay cả những nơi lẽ ra rất uy tín như siêu thị hay cửa hàng thực phẩm sạch thì cũng không an toàn, người ta sẵn sàng tuồn đồ không đảm bảo vào để bán. Bản thân mình cũng không biết những thực phẩm đó nguồn gốc từ đâu ra, được chăm sóc như thế nào", chị Huyền buồn bã nói.
Chung tâm trạng lo lắng, chị Mai Tú Anh (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho hay: "Lúc trước đi chợ, chỉ phải lo về giá cả và thực đơn làm sao cho phong phú, đủ chất cho cả nhà. Giờ phải lo thêm khoản thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn. Vậy nên mới có chuyện, đứng giữa chợ bạt ngàn đồ ăn mà không biết mua gì".
Còn chị Dương Vũ (Hà Đông, Hà Nội) thì chia sẻ: "Thấy xung quanh mình ung thư ngày càng nhiều mà nhiều nguyên nhân là do cả đồ ăn thức uống không đảm bảo. Chính sự hám lợi của dân buôn đã giết chết đồng bào mình, tôi đố ai tìm ra được ở chợ thứ gì là không hoá chất? Trong khi Chính phủ bất lực, chúng ta phải bảo vệ lấy mình thôi, tự trồng rau sạch, học hỏi kinh nghiệm mua thực phẩm sạch và nên mua ở các cửa hàng thực phẩm sạch và có uy tín".
Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng: "Cần phải có những giải quyết một cách căn bản nhất. Chúng tôi - những người dân thường, người nội trợ không đủ thẩm quyền và khả năng để phán xét hay ngăn chặn các hành vi buôn bán vô lương tâm này. Vậy trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng. Chúng tôi làm việc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày và đóng thuế cho Nhà nước nên Nhà nước phải nhanh chóng có biện pháp bảo vệ người dân chúng tôi".
Phương Dung
Theo Dantri
Biến phổi heo thối thành khô bò ở Sài Gòn Phổi heo thối được chủ cơ sở luộc chín rồi nhúng vào nồi nước chất tạo màu, hương bò... sau đó vớt ra thành khô bò bán với giá 30.000 đồng một kg. UBND huyện Bình Chánh (TP HCM) vừa ra quyết định xử phạt bà Thạch Thị Sa Rương (Trà Vinh) 12,5 triệu đồng về hành vi sản xuất khô bò trái...