Phát hiện kháng thể trong nước bọt của người đã chủng ngừa Covid-19
Nghiên cứu mới của nhóm khoa học gia từ Mỹ và Canada đã phát hiện vắc xin Covid-19 mRNA (gồm Pfizer/BioNTech và Moderna) có thể tạo ra phản ứng kháng thể cục bộ tại tuyến nước bọt, độc lập hoàn toàn với phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiêm vắc xin Covid-19 ở Mỹ . ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cụ thể, nhóm tác giả nhận thấy ít nhất với 1 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna đã tạo ra một lượng kháng thể immunoglobulin A (IgA) tại tuyến nước bọt, đủ để chống lại SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19) một cách hữu hiệu.
Đáng chú ý hơn, lượng IgA này được liên kết với các salivon (tức đơn vị bài tiết cơ bản của tuyến nước bọt, gồm các nang và ống dẫn nước bọt) chứ không phải có nguồn gốc từ máu và hiện diện tại nướu răng.
Tiến sĩ Jen Gommerman (thuộc Đại học Toronto, Canada), đồng tác giả nghiên cứu, nhận định sự hiện diện độc lập của những kháng thể IgA trong nước bọt có thể góp phần làm giảm khả năng lây lan của Covid-19.
Pfizer, Moderna có thể thu về hàng tỉ USD từ việc tiêm bổ sung liều vắc xin Covid-19
Bà Gommerman cho biết nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tải lượng SARS-CoV-2 trong nước bọt có tương quan thuận với mức độ mắc Covid-19 của một người. Từ đó cho thấy nếu được củng cố khả năng miễn dịch ngay từ đầu, tuyến nước bọt có thể trở thành một công cụ phòng thủ hiệu quả, bảo vệ được chúng ta trước SARS-CoV-2. Nghiên cứu đã được công bố trên chuyên trang khoa học medRxiv.
Hỏi nhanh về Covid-19: Đã tiêm vắc xin mũi 1, khi nào tiêm mũi 2?
Tôi đã tiêm vắc xin AstraZeneca, vậy bao lâu thì tôi phải tiêm mũi 2. Khi tiêm mũi 2, tôi có thể tiêm loại vắc xin khác không? Đ.Trung (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM)
Ảnh.Thu Hằng
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh , Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM:
Sau bao lâu thì cần tiêm chủng nhắc lại vắc xin Covid-19? Người dân nên tiêm lại loại vắc xin trước đó hay đổi loại khác?, là những câu hỏi thường gặp trong thời gian vừa qua. Cụ thể chúng ta có thể tham khảo như sau:
- AstraZeneca: 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, tốt nhất là 8-12 tuần
- Moderna: 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần
- Pfizer: 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần
- Sinopharm: 2 mũi cách nhau 3-4 tuần
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay:
- Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin cùng loại.
- Những người đã tiêm vắc xin Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 tiêm vắc xin cùng loại
- Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, nếu đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.
Hiện nay chưa có khuyến cáo chính thức nào từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC Mỹ hay các Ủy ban Tiêm chủng của các quốc gia về việc tiêm thêm một mũi nhắc (booster) sau khi hoàn tất đủ lịch tiêm tiêu chuẩn với 2 mũi vắc xin Covid-19.
Thực tế những trường hợp bệnh nặng nhập viện và tử vong do Covid-19 đều là những người chưa được tiêm vắc xin.
Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 và nguồn lực vắc xin còn nhiều hạn chế trên thế giới, hiện nay vẫn khuyến nghị theo đúng lịch tiêm tiêu chuẩn.
Trong thời gian sắp đến WHO có thể sẽ cân nhắc xem xét việc tiêm vắc xin mũi thứ 3 ở người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm những người được ghép nội tạng, người đang điều trị ung thư, bệnh bạch cầu, người nhiễm HIV.
Bắt đầu tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ 3 của Việt Nam Sáng 15/8, Trường Đại học Y Hà Nội khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 phòng Covid-19 giai đoạn 1 cho 100 tình nguyện viên tại Hà Nội. Trong hai ngày 15-16/8, toàn bộ 100 người tình nguyện khỏe mạnh sẽ được tiêm mũi 1 vaccine ARCT-154. Đây là vaccine thứ ba tại Việt Nam được đưa vào thử nghiệm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
Có thể bạn quan tâm

Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chém đứt lìa bàn tay bạn vì tranh cãi trên bàn nhậu
Pháp luật
17:32:51 01/04/2025
Tóm dính cặp đôi Vbiz ngầm công khai tình cảm trước hàng trăm người, để lộ bằng chứng khó chối cãi
Sao việt
17:28:03 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
17:19:23 01/04/2025
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
Netizen
17:13:19 01/04/2025
Hơn 30 phút nức nở độc diễn của Kim Soo Hyun: Có kịch bản sẵn, make-up kỹ lưỡng và nước mắt chắc chắn phải rơi!
Sao châu á
17:11:09 01/04/2025
Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Tin nổi bật
16:49:53 01/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
16:46:22 01/04/2025