Phát hiện hóa thạch thương long lâu đời nhất ở Bắc Mỹ
Mosasaur là một nhóm bò sát thống trị các vùng biển trong kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước).
Khoảng 94 triệu năm trước, thương long vẫn còn rất nhỏ và trong giai đoạn tiến hóa.
Trong đá phiến ở miền Nam Utah, các nhà khoa học đã khai quật được phần còn lại của một con thương long từng sống trên vùng biển thịnh vượng cách đây 94 triệu năm. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cretaceous Research, đây là hóa thạch thương long lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Bắc Mỹ.
Mosasaur là một nhóm bò sát thống trị các vùng biển trong kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước). Vào thời điểm đó, vùng này của Utah là một phần của Western Interior Seaway. Đây là một vùng biển cổ xưa trải dài từ Vịnh Mexico đến Vòng Bắc Cực và chia đôi khu vực ngày nay là Bắc Mỹ.
Video đang HOT
Sống cùng thời với khủng long, nhiều con thương long có đuôi dài và các phần phụ giống như mái chèo để đuổi theo con mồi. Theo một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Proceedings of the Zoological Institute RAS, một số con thương long có khả năng phát triển chiều dài tới 56 feet (17 mét). Các nhà nghiên cứu ước tính, hóa thạch của thương long mới được phát hiện có khả năng chỉ dài khoảng 10 feet (3 mét).
Đồng tác giả nghiên cứu Barry Albright – một nhà cổ sinh vật học tại Trường Đại học Bắc Florida cho biết: “Khoảng 94 triệu năm trước, thương long vẫn còn rất nhỏ, nguyên thủy và đang trong giai đoạn tiến hóa ban đầu để trở nên thích nghi hoàn toàn với biển. Vì những lý do này, hóa thạch của chúng cực kỳ hiếm và khó tìm”.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mảnh hóa thạch đầu tiên của mosasaur vào năm 2012. Sau đó, nhóm dành hai mùa thực địa tiếp theo để phục hồi gần một nửa cá thể. Cuối cùng, các nhà khoa học đã phân loại nó thành một loài mới.
Tác giả chính của nghiên cứu Michael Polcyn – nhà cổ sinh vật học tại Trường Đại học Southern Methodist ở Texas cho biết, hóa thạch được tìm thấy từ nhiều mảnh và đã bị phong hóa trên bề mặt trong nhiều năm. “Vì vậy, nó không ở trong tình trạng nguyên sơ… Cần rất nhiều so sánh chi tiết để tìm ra tất cả cấu trúc giải phẫu và hiểu mối quan hệ của nó”, ông Polcyn cho biết.
Các nhà khoa học đặt tên cho loài mới là Sarabosaurus dahli. Nhóm nghiên cứu cho biết, các loài thương long ban đầu trông giống thằn lằn. Chúng vẫn có các chi tương đối nguyên thủy khi so sánh với những loài thương long sau này – con vật thống trị biển cả với cơ thể thuôn dài.
Tuy nhiên, S. dahli khác với các thương long ở cách nó lưu thông máu lên não. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, điều này có thể giúp nó thích nghi tốt hơn với môi trường biển.
“Nó có thể liên quan đến khả năng chống lại tác động của việc lặn sâu hoặc trong thời gian dài đối với nhóm này”, ông Polcyn nhận định. Nhóm nghiên cứu cho biết, S. dahli cung cấp hiểu biết tốt hơn về quá trình tiến hóa của thương long. Cụ thể, phát hiện cho thấy thời điểm phân nhánh của thương long sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Phát hiện về loài khủng long mỏ vịt mới tại Chile
Các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ chưa từng được biết đến ở Nam bán cầu tại Chile, qua đó mở ra khả năng mới về phạm vi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt.
Với chiều dài lên tới 4 m và nặng 1 tấn, khủng long Gonkoken nanoi sống cách đây 72 triệu năm ở cực Nam của khu vực ngày nay là Chilean Patagonia.
Giáo sư Alexander Vargas - Giám đốc mạng lưới cổ sinh vật học của Đại học Chile, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu trên - cho biết: "Đây là những loài khủng long trông mảnh khảnh, có thể dễ dàng sử dụng tư thế 2 chân và 4 chân để tiếp cận thảm thực vật ở trên cao và mặt đất".
Phát hiện mới này đã chứng minh rằng Patagonia (vùng đất tận cùng của châu Mỹ, thuộc lãnh thổ hai nước Chile và Argentina) từng là nơi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt thời cổ đại từ 145 đến 66 triệu năm trước. Loài này vốn được cho là rất phổ biến ở Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu trong kỷ Phấn trắng.
Xương hóa thạch của loài khủng long Gonkoken nanoi được phát hiện tại khu vực Patagonia của Chile. Ảnh: Reuters
Theo Giáo sư Vargas, sự hiện diện của loài khủng long mỏ vịt ở vùng đất Nam bán cầu sẽ khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Giới khoa học sẽ phải tìm hiểu về việc tổ tiên của loài khủng long mỏ vịt đã tới được khu vực này như thế nào.
Gonkoken nanoi là loài khủng long thứ 5 được phát hiện ở Chile. Dấu tích của Gonkoken nanoi đã được tìm thấy năm 2013 và trong suốt những thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về loài này.
Tên gọi Gonkoken bắt nguồn từ ngôn ngữ Tehuelche - những cư dân đầu tiên trong khu vực - và có nghĩa là "giống như vịt trời hoặc thiên nga".
Trung Quốc: Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu Một quái vật với vẻ ngoài nửa giống bò sát, nửa giống chim đã được khai quật từ phiến đá 121 triệu năm tuổi ở kho tàng cổ sinh vật học Đồi Bồ Câu của Trung Quốc. Theo Sci-News, quái vật nói trên được đặt tên là Migmanychion laiyang, thuộc một nhóm khủng long maniraptorian bao gồm các thành viên biết bay. Các...