Phát hiện hóa thạch sinh vật lạ to bằng sân bóng rổ
Các phần hài cốt hóa thạch khổng lồ bao gồm đốt sống có đường kính hơn 1 m, xương đùi dài tới 2 m, cho thấy loài quái vật mới này ít nhất phải to bằng một sân bóng rổ khi còn sống.
Theo Live Science, sinh vật mới được phát hiện được đặt tên là Garumbatitan morellensis, thuộc về dòng họ quái vật lớn nhất từng bước đi trên các lục địa: Thằn lằn hộ pháp (titanosaurus), chi lớn nhất của nhóm “khủng long chân thằn lằn” (sauropod).
Quá trình khai quật các bộ hài cốt hóa thạch vĩ đại – Ảnh: GBE-UNED
Garumbatitan morellensis từng sinh sống ở khu vực nay là Tây Ban Nha vào khoảng 122 triệu năm trước, tức đầu kỷ Phấn Trắng.
Bộ hài cốt hóa thạch này bao gồm một số xương có hình dạng bất thường, khác biệt với các khủng long chân thằn lằn khác từng được tìm thấy trên thế giới, có thể chứa đựng manh mối về lịch sử tiến hóa của một nhánh hoàn toàn dị biệt.
Video đang HOT
“Chân dung” sinh vật khổng lồ mới – Ảnh đồ họa: Grup Guix
Cuộc khai quật kéo dài nhiều năm tại di chỉ Sant Antono de la Vespa gần TP Morella của Tây Ban Nha đã làm lộ diện ít nhất 3 cá thể Garumbatitan morellensis.
Các bộ hài cốt bao gồm đốt sống khổng lồ đường kính kên tới 1 m, xương đùi cực dài lên tới 2 m và cả 2 bộ xương bàn chân hoàn chỉnh.
Mô tả về sinh vật trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society, các nhà nghiên cứu từ Nhóm Sinh học tiến hóa của Đại học Quốc gia Giáo dục từ xa – trực tuyến (GBE-UNED) cho biết rất khó để ước lượng chính xác kích thước các con quái vật này, nhưng chúng phải to ít nhất bằng một sân bóng rổ (28×15 m).
Cuộc nghiên cứu về những con quái vật khổng lồ chưa từng biết này mới chỉ bắt đầu.
Trước đó, cá thể thằn lằn hộ pháp nặng nhất từng được biết đến thuộc về một loài chưa được đặt tên, hài cốt lộ diện năm 2021 ở Argentina, có thể trên 70 tấn.
Trong khi đó, con thằn lằn hộ pháp dài nhất từng được xác định thuộc về loại được gọi là “Supersaururus”, dài 39 m.
Hãi hùng quái vật Trung Quốc cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ
Hóa thạch của một loài hoàn toàn mới vừa được tìm thấy ở Trung Quốc đã giúp hé lộ sự thật về một trong những dòng họ quái vật kinh dị nhất thế giới.
Theo Sci-News, đó là một vị tổ tiên cực kỳ cổ xưa của thằn lằn cổ rắn (plesiosaur), tức những bò sát biển có chiếc cổ thậm chí dài hơn cả phần còn lại của thân mình.
Hóa thạch vừa lộ diện từ địa điểm động vật cổ đại Nanzhang-Yuan'an của tỉnh Hồ Bắc- Trung Quốc, có niên đại tới 248 triệu năm, tức đầu kỷ Tam Điệp, là kỷ nguyên đầu tiên trong thời đại bùng nổ của các bò sát khổng lồ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng.
Biểu đổ cho thấy cách các quái vật tổ tiên đã tiến hóa cực nhanh để tạo ra nhóm thằn lằn cổ rắn kinh dị - Ảnh: Qi-Ling Liu
"Kỷ Tam Điệp sớm là giai đoạn diễn ra các quá trình tiến hóa nhanh chóng của sự sống đại dương, sau đại tuyệt chủng tàn khốc vào cuối kỷ Permi. Điều này đặc biệt được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các loài động vật mới và phương thức sống mới" - TS Qi-Ling Liu từ Trường Đại học Khoa học địa chất Vũ Hán (Trung Quốc) giải thích.
Loài tổ tiên của thằn lằn cổ rắn này được đặt tên Chusaurus xiangensis, thuộc nhóm pachycephalosaur, có chiếc cổ ngắn hơn nhiều thế hệ "con cháu" sau này, theo bài công bố trên tạp chí BMC Ecology and Evolution.
Nhóm quái vật này cũng chính là kết nối mà bấy lâu giới sinh vật học tìm kiếm: Nhóm ở giữa các eosauroterygian - một nhóm bò sát biển cổ ngắn - với thằn lằn cổ rắn sau này.
Chusaurus xiangensis là con pachycephalosaur có cổ ngắn nhất từng được biết, nhưng cho thấy rõ ràng sự tiến hóa của cổ theo xu hướng bắt đầu dài ra.
Kết hợp với các hóa thạch cùng nhóm, nó trở thành bằng chứng sống động cho việc thằn lằn cổ rằng đã sở hữu thân hình quái dị là nhờ loài tổ tiên cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ, thông qua việc bổ sung dần những đốt sống mới.
Chiếc cổ dài hơn trở nên linh hoạt hơn, khiến chúng có thể tóm lấy con mồi uyển chuyển như một con rắn trong khi vẫn giữ thân hình ổn định.
Với sự xuất hiện của những cá thể được coi là thằn rằn cổ rắn thật sự vào kỷ Jura ngay sau đó, rõ ràng nhóm tổ tiên này đã tiến hóa cực kỳ nhanh, vượt bậc trong việc mọc dài thêm chiếc cổ. Điều này có thể được kích thích ngay từ đầu bởi chính thế giới khắc nghiệt hậu đại tuyệt chủng mà chúng đã ra đời.
Australia: Giải mã thành công hóa thạch, từng sinh sống cách nay khoảng 247 triệu năm Các nhà khoa học Australia đã giải mã thành công hóa thạch của một loài động vật lưỡng cư cổ đại, có hình dạng giống thằn lằn, từng sinh sống ở Australia khoảng 247 triệu năm về trước. Mẫu hóa thạch phát hiện từ hơn 30 năm trước. (Nguồn: Bảo tàng Australia) Kết quả giải mã trên giúp giải đáp những thắc mắc...