Phát hiện hóa thạch ‘mẹ bồng con’ hơn 4.000 tuổi, chuyên gia cảm động
Các nhà khảo cổ đã vô cùng sốc khi phát hiện ra bộ xương hóa thạch 4.800 năm tuổi trong tư thế một người mẹ đang bồng bế con trên tay, khuôn mặt cúi xuống âu yếm đứa con mới sinh của mình.
Theo các nhà nghiên cứu, hóa thạch của người mẹ có kích thước khoảng 160 cm. Đứa trẻ trong vòng tay người mẹ có chiều dài khoảng 50 cm.
Đây là phát hiện nổi bật trong số 48 bộ hài cốt được khai quật ở Đài Loan. Các nhà nghiên cứu đã rất bất ngờ khi khám phá được những dấu hiệu đầu tiên của hoạt động con người ở miền trung Đài Loan, điển hình là khoảnh khắc thiêng liêng của tình mẫu tử thể hiện qua bộ hóa thạch 4.800 tuổi.
Xác định niên đại bằng carbon cho biết, hóa thạch “mẹ bồng con” này đưa các nhà khoa học về khoảng thời Neolithic – thời kỳ đồ đá
Ngôi mộ chưa bộ xương hóa thạch “mẹ bồng con” thuộc một trong những ngôi mộ được phát hiện tại An – ho, một địa điểm thời kỳ đồ đá mới cách bờ biển phía tây của Đài Loan 6,2 dặm (10 km).
Ngày nay, khu vực đó được gọi là Thành phố Đài Trung nhưng bản thân khu vực này đã được đặt tên là An-ho.
Các chuyên gia tin rằng đường bờ biển đã thay đổi trong những năm qua và An-ho từng là một ngôi làng ven biển.
Thật vậy, hơn 200 chiếc răng cá mập đã được tìm thấy trong các khu dân cư của khu vực này, tuy nhiên, vẫn chưa rõ những chiếc răng này là thực tế, trang trí hay tâm linh. Cư dân của An-ho rất có thể là người Dabenkeng.
Người Dabenkeng là những nông dân đầu tiên ở Đài Loan, họ có thể đến từ các bờ biển phía nam và đông nam của Trung Quốc cách đây khoảng 5.000 năm.
Nền văn hóa này là nền văn hóa đồ đá mới sớm nhất cho đến nay được tìm thấy ở Đài Loan.
Trước đó, các nhà khảo cổ cũng đã khai quật bộ hóa thạch của một người mẹ đang bảo vệ cho con mình trong một trận động đất tại tỉnh Thanh Hải, miền Trung Trung Quốc. (Ảnh: Chinanews)
Bộ được tìm thấy trong khu mộ được mệnh danh “ Pompeii của phương Đông”, được xác định có niên đại từ thời đồ đồng.
Các bức ảnh về những mảnh xương được tìm thấy cho thấy hình ảnh một người mẹ đang quỳ trên sàn nhà, dang tay che chở đứa con của mình.
Rùng rợn dung nhan vua bầu trời miệng mọc 480 chiếc răng
Hóa thạch 150 triệu tuổi hiếm có đã tiết lộ cấu trúc giải phẫu rùng rợn và khó ngờ tới của một loài dực long - vua bầu trời từ cuối kỷ Tam Điệp đến hết kỷ Phấn Trắng.
Theo Science Alert, phát hiện đến từ một hóa thạch nguyên vẹn hiếm có được khai quật từ các lớp đá vôi mịn trong một khu mỏ ở Đức.
Dựa trên phân tích lớp đá vôi bao bọc hóa thạch, nó đã 150 triệu năm và trở thành mẫu vật lâu đời nhất của chi Pterodaustro, một chi dực long (pterosaur) phát triển mạnh chủ yếu trong kỷ Phấn Trắng (từ 145-66 triệu năm trước).
Cơ thể hóa thạch của con dực long kỳ lạ - Ảnh: Palaontologische Zeitschrift
Thông thường hóa thạch dực long - còn được gọi là thằn lằn bay, thằn lằn có cánh - rất hiếm trong hồ sơ cổ sinh vật học bởi xương của chúng mỏng và dễ vỡ hơn các loài khủng long mặt đất.
Tuy nhiên, con Pterodaustro này lại vô tình bị một quá trình địa chất nào đó khiến đá vôi bao bọc ngay lập tức sau khi chết, nên thậm chí còn giữ được cả lớp màng cánh mỏng manh.
Nó là một loài mới, được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học David Martill từ Trường Đại học Portsmouth (Anh) đặt tên là Balaenognathus maeuseri, với cụm "maeuseri" nhằm vinh danh người cộng sự vừa qua đời Matthias Muser.
Bộ hàm với 480 chiếc răng được bảo quản nguyên vẹn - Ảnh: Palaontologische Zeitschrift
Điểm đáng kinh ngạc nhất là bộ hàm của con quái vật biết bay này. Thành viên của dòng dõi "vua bầu trời" kỷ phấn trắng sở hữu tới 480 chiếc răng trong chiếc mỏ kỳ dị.
Bộ răng dày đặc "như lược bắt chấy" mà các nhà khoa học mô tả này còn có ngạnh ở đầu mỗi răng, một cấu trúc chưa từng được xác định ở dực long.
Theo tiến sĩ Martill, những chiếc móc này giúp chúng bắt hiệu quả những con tôm nhỏ, đồng thời đảm bảo chúng sẽ đi xuống cổ họng thay vì kẹt giữa kẽ răng.
Như vậy, khác với một số "vua bầu trời" họ hàng, loài này lại ăn lọc giống như cá voi tấm sừng hàm ngày nay.
Chân dung được tái tạo của thành viên mới thuộc dòng dõi "vua bầu trời" dực long - Ảnh: Megan Jacobs/SCI-NEWS
Phát hiện mới được cho là cung cấp thêm mảnh ghép thú vị về bức tranh của dực long, một kiểu khủng long biết bay và thống trị bầu trời từ cuối kỷ Tam Điệp, đi qua toàn bộ hai kỷ Jura và Phấn Trắng sau đó.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Palaontologische Zeitschrift.
"Long nhân" bị tuyệt chủng hóa ra có họ hàng gần với người hiện đại Các nhà khoa học dự đoán rằng tổ tiên chung của 'long nhân' và người hiện đại sống cách đây khoảng 950.000 năm. Hơn nữa, nghiên cứu tin rằng cả hai loài đều có chung một tổ tiên với người Neanderthal cách đây hơn 1 triệu năm. Năm 1933, một hộp sọ hóa thạch bí ẩn được phát hiện gần thành phố Cáp...