Phát hiện hóa thạch loài gấu túi khổng lồ
Hóa thạch xương của loài gấu túi diprotodon lơn hơn nhiều so với xương của loài thú có túi bình thường.
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của loài gấu túi lớn nhất thế giới tại kkhu vực Northern Territory, Australia.
Nhóm các nhà khoa học thuộc bảo tàng Territory (Australia) đã khai quật được hóa thạch của một loài gấu túi, ở khu vực Northern Territory của Australia.
Phân tích hóa thạch tìm được, nhóm nghiên cứu xác định đây là bộ xương của một loài gấu túi mới, được đặt tên khoa học là diprotodon. Loài gấu túi này sống trên Trái đất cách đây khoảng 2,5 triệu năm.
Các nhà khoa học phỏng đoán một con gấu túi diprotodon trưởng thành nặng khoảng 3 tấn và có kích thước tương đương một con voi ngày nay. Đây được coi là loài động vật có túi lớn nhất từng đường phát hiện trên Trái đất.
Bộ xương hóa thạch của gấu túi diprotodon bị thiếu phần hộp sọ, nhưng vẫn đầy đủ xương sườn, xương hông, xương sống và xương chân sau. Hóa thạch có thể giúp các nhà khoa học giải đáp được những bí ẩn khiến loài thú có túi khổng lồ này tuyệt chủng.
“Đây là lần đầu tiên một hóa thạch của một loài gấu túi diprotodon được phát hiện ở Northern Territory.Chúng tôi hy vọng hóa thạch này sẽ cho thấy sự tương tác giữa chúng và con người trong thời loài động vật này tồn tại”, tiến sĩ Adam Yates, thuộc bảo tàng Territory, cho biết.
Theo 24h
Tổ tiên của con người là... cá mập?
Con người tiến hóa từ một loài cá mập thời tiền sử cách đây 300 triệu năm có tên Acanthodes bronni. Nó cũng là là tổ tiên của nhiều loài động vật có xương sống và xương hàm trên trái đất.
Phác họa cá Acanthodes bronni, tổ tiên của con người
Kết quả phân tích một hộp sọ từ cách đây 290 triệu năm cho thấy, đây là động vật có xương hàm (gnathostome), là "tổ tiên" của hàng nghìn loài động vật có xương sống ngày nay, trong đó có cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người.
Acanthodes, từ Hy Lạp có nghĩa là "có nhiều gai", tồn tại trước khi cá mập tiền sử và cá nhiều xương tách riêng. Các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.
So với các loài cá mập nhiều gai thì cá mập cổ này có kích thước tương đối lớn. Chúng có mang chứ không có răng, mắt lớn và sống dựa vào sinh vật phù du.
"Không ngờ Acanthodes hóa ra lại cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về tổ tiên của các loài cá có gai và cá mập", Giáo sư Michael Coates, nhà sinh vật học ở ĐH Chicago và là đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết.
Cá sụn, trong đó có các loài cá mập, cá đuối ngày nay tách ra từ các loài cá nhiều xương cách đây 420 triệu năm. Nhưng những tổ tiên sớm nhất của con người, cá đuối và cá mập trắng khổng lồ vẫn chỉ được biết đến rất ít.
Theo khoahoc
Bí ẩn những bãi đá tròn kỳ lạ Những bãi đá tròn khổng lồ, kỳ lạ là hiện tượng kỳ lạ mà người ta thấy ở khắp nơi trên Trái đất và dường như chưa ai có thể giải thích được nguyên nhân. Đó là những kỳ quan ví dụ như bãi đá Moeraki, còn gọi là "Những quả dưa hấu của nhà tiên tri Elijah". Có người cho rằng chúng...