Phát hiện hóa thạch loài chim khổng lồ mới ở Bắc bán cầu
Một nghiên cứu mới đã tiết lộ một nhóm chim khổng lồ ở Bắc bán cầu dù trẻ hơn rất nhiều nhưng có nhiều điểm tương đồng với chim cánh cụt khổng lồ ở New Zealand.
Được công bố trên Tạp chí Động vật học và Nghiên cứu tiến hóa, nghiên cứu chi tiết cho biết rằng xương của những chú chim cánh cụt khổng lồ của New Zealand sống cách đây 62 triệu năm đã chia sẻ những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với một nhóm chim được tìm thấy ở Bắc bán cầu. Phát hiện này hi vọng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách chim sử dụng đôi cánh để bơi thay vì bay.
Bằng chứng đầu tiên về chim cánh cụt khổng lồ đã được tìm thấy ở Waipara, Bắc Canterbury, New Zealand, nơi chín loài khác biệt đã được xác định. Chúng có chiều cao từ những con chim nhỏ đến cao rơi vào khoảng 1,6m.
Nhưng Plotopterid – tên của một họ chim biển đã tuyệt chủng từ loài Suliformes, không xuất hiện trong hồ sơ tiến hóa trong khoảng 34 – 37 triệu năm trước, với hóa thạch được phát hiện tại các địa điểm ở Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Mặc dù các loài chim hiện đại hơn đã tuyệt chủng khoảng 10 triệu năm sau đó, nhưng bằng chứng hóa thạch cho thấy chúng cũng sử dụng đôi cánh của mình để bơi qua đại dương chứ không phải trên không.
Để thiết lập quan điểm này, các nhà nghiên cứu đã quyết định so sánh hóa thạch của họ chim Plotopterid với những loài chim cánh cụt khổng lồ Waimanu, Muriwaimanu và Sequiwaimanu đã lang thang ở New Zealand 60 triệu năm trước từ bộ sưu tập Bảo tàng Canterbury.
Các phân tích đã tiết lộ rằng những con chim có chung một số đặc điểm bao gồm một cái mỏ dài với lỗ mũi, hình thái xương ngực, xương vai và cấu trúc cánh. Các phát hiện cho thấy cả hai nhóm chim tiến hóa thành những ứng cử viên có khả năng bơi lội mạnh mẽ, săn mồi dưới biển sâu để săn bắt con mồi.
Cũng có những điểm tương đồng về chiều cao của loài chim, với những con lớn nhất được biết có chiều dài hơn 2m so với chim cánh cụt khổng lồ New Zealand với chiều cao tối đa 1,7m. Tuy nhiên, Plotopterid khác biệt đáng kể so với các đối tác ở Nam bán cầu của chúng ở chỗ chúng có liên quan chặt chẽ hơn với chim điên, ó biển và chim cốc hơn là chim cánh cụt.
Video đang HOT
Tiến sĩ Paul Schofield, người phụ trách bảo tàng Canterbury, cho biết, những con chim tiến hóa ở các bán cầu khác nhau, cách nhau hàng triệu năm, nhưng từ xa sẽ khó lòng phân biệt được chúng. Plotopterid có vẻ giống chim cánh cụt, chúng bơi như chim cánh cụt, chúng có thể ăn giống chim cánh cụt nhưng chúng không phải là chim cánh cụt.
Đây có thể ví dụ về sự tiến hóa hội tụ với những đặc điểm tương tự tiến hóa ở các loài không liên quan, có thể nắm giữ chìa khóa để giải thích tại sao các loài chim trên toàn cầu thích nghi với sự sống trong môi trường biển chứ không phải trên không.
Nghiên cứu mới tiết lộ nguồn gốc dấu chân cổ đại được tìm thấy ở Hàn Quốc
Những dấu chân lớn, được bảo quản tốt ở một khu vực giàu hóa thạch của Hàn Quốc có thể thuộc về tổ tiên đi bằng hai chân của cá sấu hiện đại.
Nhấn để phóng to ảnh
Loài này đã phát triển mạnh khoảng 100 đến 145 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu được công bố trên báo khoa học Scientific Reports,
Hệ tầng Jinju đầu kỷ Phấn Trắng ở Hàn Quốc là một vỉa đá giàu khoáng thạch, rộng khoảng 800 mét vuông với tận 5 mét mặt cắt địa tầng. Rất nhiều bộ dấu chân có ở tất cả các cấp của vỉa đá, trước đây chúng vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ tạo ra khi đi bằng hai chân.
Tuy nhiên, các nhà cổ sinh học ở Đại học Giáo dục Quốc gia Chinju (Hàn Quốc) và Đại học Queensland, Brisbane (Úc) cho rằng, có khả năng chúng là do tổ tiên đi bằng hai chân của những con cá sấu ngày nay để lại.
Các tác giả viết rằng: Thật đáng kinh ngạc về sự vắng mặt nhất quán của các dấu vết của chân trước trên các vết dấu chân mà chúng để lại, với các dấu vết bề mặt da được bảo quản tốt, chứng tỏ những kẻ tạo ra dấu vết đó là động vật có hai chân. Không có bằng chứng nào rõ ràng về việc chân sau đè lên dấu chân trước, hoặc các dấu vết được bảo quản kém, cho thấy các con vật có bốn chân đã tạo ra dấu vết chỉ xuất hiện hai chân.
Nhấn để phóng to ảnh
Đường dấu chân tại khu vực Sacheon Jahye-ri.
Khi được phát hiện, các dấu chân này đã được đặt tên là Batrachopus grandis, và có chiều dài đo được từ 18 đến 24 cm - gấp đôi chiều rộng, cho thấy chiều dài cơ thể của chúng lên tới 3 m.
Nhấn để phóng to ảnh
Dấu chân Batrachopus grandis được bảo quản tốt
Các nhà nghiên cứu đã lưu lại những dấu chân này trong các bức ảnh chụp bình thường và ảnh ba chiều, theo dõi các dấu vết đường viền và đo đạc các thông số của chúng
Nhấn để phóng to ảnh
Ảnh chụp và hình ảnh ba chiều
Một phân tích kỹ lưỡng đã kết luận rằng, các dấu vết này thuộc về một loài cá sấu mới - nhóm bò sát đầu tiên là tổ tiên của cá sấu hiện đại, ăn cá và thích nghi với đất liền hơn các loài khác vào thời điểm đó. Các dấu chân của Batrachopus grandis là dấu vết đầu tiên biểu thị việc đi bằng hai chân - một tiến triển chưa từng được biết đến của họ này.
Phát hiện này có thể mang ý nghĩa là các dấu vết được tìm thấy ở những khu địa chất trẻ hơn có thể thuộc về cá sấu cổ đại - những dấu vết này trước đây vẫn được cho là do những con thằn lằn bay khổng lồ để lại khi đi bằng hai chân để bảo vệ đôi cánh khi ở trên mặt đất.
Phát hiện về Batrachopus grandis đã được thực hiện ngay sau phát hiện và mô tả về cá sấu Hàn Quốc, và làm gia tăng đáng kể sự hiểu biết về hình thái, phạm vi kích thước, sự phong phú và các yếu tố bảo quản ảnh hưởng đến các dấu vết của cá sấu Hàn Quốc. Thêm vào đó, phát hiện này kêu gọi việc kiểm tra lại các mẫu vật khác ở cùng thời kỳ này có hình thái tương tự.
Nhấn để phóng to ảnh
Batrachopus grandis so sánh với con người.
Bí ẩn về sự tồn tại của quái vật Kraken Theo thần thoại Scandinavia, Kraken là một sinh vật biển khổng lồ đáng sợ dài khoảng hơn 1,6km. Những câu chuyện thường mô tả nó như một con bạch tuộc khổng lồ hoặc mực khổng lồ đáng sợ chuyên tấn công tàu bè đi trên biển. Một hình ảnh mô tả về quái vật Kraken huyền thoại. Thậm chí, một số câu chuyện...