Phát hiện hóa thạch hiếm của ‘thằn lằn mái nhà’
Mẫu vật xương chi 166 triệu năm tuổi của một loài khủng long phiến sừng thuộc chi Stegosaurus tình cờ được tìm thấy trên đảo Eigg.
Hóa thạch xương chi sau của một con Stegosaurus được tìm thấy ven đảo Eigg. Ảnh: Elsa Panciroli.
Theo báo cáo trên tạp chí Earth and Environmental Science Transactions hôm 26/8, khám phá mới được xếp vào loại phát hiện “cực kỳ quan trọng” vì nó là một trong những hóa thạch khủng long đầu tiên thuộc kỷ Jura giữa được tìm thấy tại Scotland.
“Sự hiện diện của Stegosaurus trên đảo Eigg đã bổ sung thông tin giá trị về phạm vi phân bố của của các loài khủng long ở Scotland”, Tiến sĩ Elsa Panciroli, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh. “Trên toàn cầu, hóa thạch khủng long có niên đại từ kỷ Jura giữa rất hiếm và trước đây, mới chỉ có một mẫu vật được tìm thấy ở Scotland trên đảo Skye”.
Video đang HOT
Kỷ Jura được chia làm ba giai đoạn: kỷ Jura sớm (từ 201,3 triệu đến 174,1 triệu năm trước), kỷ Jura giữa (từ 174,1 triệu đến 163,5 triệu năm trước) và kỷ Jura muộn (từ 163,5 triệu đến 145 triệu năm trước).
Tiến sĩ Elsa Panciroli phát hiện mảnh xương nhô ra từ khối đá. Ảnh: Fox News.
Panciroli đã tình cờ phát hiện mảnh xương chi sau của một con Stegosaurus trong lúc chạy bộ bên bờ biển. Nó dài hơn 90 cm, ước tính 166 triệu năm tuổi và đã bị nứt vỡ nghiêm trọng do sóng đánh, nhưng phần lớn vẫn được lưu giữ bên trong một khối đá.
Hóa thạch đã được đưa về phòng thí nghiệm để phục hồi và đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Scotland ở Edinburgh.
Hình vẽ mô phỏng một loài khủng long Stegosaurus. Ảnh: Heinrich Harder.
Stegosaurus còn được mệnh danh là “ thằn lằn mái nhà” do cấu trúc cơ thể hình tam giác đặc trưng của chúng. Chi bò sát khổng lồ này có thể phát triển tới chiều dài 9 m và là động vật ăn thịt thuộc nhóm khủng long phiến sừng.
Phát hiện hóa thạch niên đại hàng trăm triệu năm ở Trung Quốc
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước này.
Cận cảnh mẫu vật. (Ảnh: Portal de Noticias)
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước này.
Theo nhà chức trách địa phương, hóa thạch được tìm thấy bên trong một phiến đá vôi tại một công viên ở thành phố Hàm Đan. Hóa thạch màu nâu xám, dài khoảng 6 cm và rộng 3 cm.
Hóa thạch có niên đại khoảng 438 triệu đến 510 triệu năm trước đây, trong thời kỳ Ordovician-được xem là cuộc hủy diệt lớn thứ 2 trong lịch sử Trái Đất, giết chết gần 70% số sinh vật sống trong thời kỳ đó. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nghiên cứu cổ địa chất học./.
Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của cá xương khổng lồ Các nhà cổ sinh vật học hôm 6/7 công bố phát hiện bộ xương hóa thạch của một con cá săn mồi dài 6 m sống cùng thời khủng long. Một hóa thạch cá xương hoàn chỉnh, tương tự loài được tìm thấy ở Argentina. Ảnh: Mẫu vật được xác định thuộc chi Xiphactinus, một nhóm cá xương lớn có thể phát triển...