Phát hiện hóa thạch cổ giải đáp bí ẩn về cách gấu trúc ăn chay
Hóa thạch 6 triệu năm của gấu trúc giúp các nhà khoa học tìm ra lời giải cho câu hỏi bí ẩn liên quan đến chế độ ăn chay của loài động vật to lớn này.
Việc phát hiện hóa thạch gấu trúc 6 triệu năm ở Trung Quốc giúp các nhà nghiên cứu giải đáp bí ẩn về cách loài khổng lồ phát triển trở thành loài ăn chay duy nhất trong họ nhà gấu.
Phát hiện hóa thạch cổ giải đáp bí ẩn về cách gấu trúc ăn chay
Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch có niên đại khoảng 6 triệu năm ở khu vực Vân Nam, Trung Quốc, đó là phần xương cổ tay rất to của gấu trúc.
Hóa thạch thuộc về họ hàng cổ đại hiện đã tuyệt chủng của gấu trúc Ailurarcto sống ở Trung Quốc từ sáu đến tám triệu năm trước.
Nghiên cứu cho thấy ngón tay cái giả dài hơn ngón tay cái thường thấy ở gấu trúc hiện đại, nhưng không có móc bên trong. Sở dĩ tiến hoá như ngày nay vì nó phải “chịu gánh nặng đáng kể của trọng lượng cơ thể”.
Wang Xiaoming, làm việc tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Los Angeles cho biết: “Gấu trúc khổng lồ là trường hợp hiếm hoi về loài động vật lớn ăn thịt nhưng chuyên ăn chay. Ngón tay cái giả của Ailurarcto chứng minh thời gian và các bước xảy ra trong quá trình tiến hóa ăn chay hoàn toàn của gấu trúc”.
Theo các chuyên gia, ngón tay cái giả của gấu trúc hoạt động tương tự như ngón tay cái của con người trong khoảng một thế kỷ. Tuy nhiên, việc không tìm thấy bằng chứng hóa thạch khiến các nhà nghiên cứu không tìm được lời giải đáp về cách thức và thời điểm gấu trúc tiến hóa xuất hiện ngón tay cái giả.
Video đang HOT
Mặc dù ngón tay cái giả không thực sự khéo léo nhất, nhưng ngay cả một cục u nhỏ nhô ra ở cổ tay cũng giúp gấu trúc trong việc cầm nắm tre trúc dài. Các hoá thạch cũng là bằng chứng lâu đời nhất được biết đến về ngón tay cái giả của gấu trúc khổng lồ hiện đại. Ngón tay giả này cho phép gấu trúc dễ dàng kẹp và bẻ gãy những thân tre.
“Mặc dù ngón tay cái giả của gấu trúc khổng lồ trông không bắt mắt và cũng không khéo léo nhất. Nhưng chỉ cần một cục u nhỏ nhô ra ở cổ tay cũng trợ giúp khá tốt trong việc ngăn tre trượt khỏi các ngón tay cong”, Wang Xiaoming nói.
Gấu trúc chuyển đổi chế độ ăn giàu protein, ăn tạp của tổ tiên để chọn sang tre trúc, loại thức ăn ít chất dinh dưỡng nhưng có sẵn quanh năm ở khu vực nam Trung Quốc.
Gấu trúc thường ăn tới 15 giờ mỗi ngày. Một con gấu trúc trưởng thành tiêu thụ khoảng 45 kg tre mỗi ngày.
Bí ẩn sinh vật bất ngờ hiện ra trên vách đá bị xói mòn
Vừa qua các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch một sinh vật bí ẩn chưa từng biết trên thế giới trên vách đá bị xói mòn trong một hẻm núi ở Utah (Mỹ).
Tại công viên Quốc gia Canyonlands ở Utah (Mỹ), trong một hẻm núi, quá trình xói mòn tự nhiên đã làm lộ ra hóa thạch một loài sinh vật lạ trên vách đá.
Các nhà cổ sinh vật học đã cố gắng thu thập nó nhanh chóng trước khi tự nhiên kịp phá hoại nốt phần còn lại. Bước đầu quan sát, sinh vật bí ẩn này có phần xương sống nổi bật.
Adam Marsh - nhà cổ sinh vật học từ Công viên Quốc gia Petrified Forest (Arizona, Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, sinh vật này có kích thước bằng một con kỳ nhông và các đốt xương sống, đỉnh hộp sọ, một số xương vai và xương trước đã được bảo tồn hoàn hảo.
Khối đá chứa hóa thạch được bóc tách khỏi vách đá và sẽ được quét CT để phân tích bởi việc nỗ lực tách riêng phần xương có thể làm hóa thạch hư hại ít nhiều.
Kết quả phân tích sơ bộ của nhóm nghiên cứu cho thấy sinh vật bí ẩn đã 290 triệu tuổi, thuộc kỷ Permi.
Nó có thể là một trong những loài bò sát sơ khai nhất của Trái Đất từng được khai quật và gần như chắc chắn là một loài hoàn toàn mới.
Sinh vật lạ là một báu vật thật sự bởi hóa thạch kỷ Permi rất hiếm hoi. Vào cuối kỷ này (252 triệu năm về trước), một cuộc đại tuyệt chủng đã giết chết 97% sinh vật hiện hữu trên Trái Đất thời đó.
Vì vậy biết được về một loài mới có hình thái tương đồng nhiều loài sau này là một phát hiện hiếm có.
Chưa rõ nó có họ hàng như thế nào với các bò sát và cả khủng long sơ khai của kỷ Tam Điệp sau đó, nhưng nhiều khả năng đây là tổ tiên của một trong những gia đình bò sát tồn tại được qua đại tuyệt chủng và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Đại tuyệt chủng Permi diễn ra cách đây 250 triệu năm, vào cuối kỉ Permi (thuộc đại cổ sinh Paleozoic). Mức độ tuyệt chủng này khủng khiếp đến mức cảnh tượng ở Trái Đất giống như trong một bộ phim kinh dị và chỉ một chút nữa là sự sống đã biết mất hoàn toàn.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là trong một thời gian dài, những dấu vết cũng như nguyên nhân dẫn đến cuộc đại tuyệt chủng này gần như bị xóa nhòa. Các nhà khoa học không thể lý giải được lý do khiến hàng loạt sinh vật đang thống trị Trái Đất lại đột ngột biến mất.
Sau cuộc đại tuyệt chủng Permi, Trái Đất bước vào thời kỳ thống trị của khủng long, đồng thời còn có thêm sự tồn tại của các loài động vật có vú cỡ nhỏ, trong đó có tổ tiên loài người.
Ở ngay Đông Nam Á cũng có một Kim Tự Tháp, hiện thân của nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến nhưng vô cùng bí ẩn Gunung Padang có vẻ bề ngoài trông không hề giống một Kim Tự Tháp nhưng lại ẩn chứa quá nhiều bí mật. Nhắc đến Kim Tự Tháp, người ta nghĩ ngay đến đất nước Ai Cập với bề dày lịch sử - văn hóa phong phú. Hình dạng của Kim Tự Tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên...