Phát hiện hóa thạch cá voi ‘đi bộ’ cổ gây sốc
Hóa thạch của con cá voi thuộc nhóm Achaeocetes này hiếm có bởi đây là lần đầu tiên được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Theo Dân Việt đưa tin, các nhà cổ sinh học Peru vừa khai quật được hóa thạch 40 triệu năm tuổi của cá voi ‘đi bộ’ trong sa mạc Ocucaje cách phía Nam Thủ đô Lima (Peru) khoảng 310km.
Con vật này có chân tương tự như chân của tổ tiên sống trên đất liền, cho thấy một chuỗi các biến đổi tiến hóa thời kỳ giữa 52 và 40 triệu năm trước.
Quá trình đó đã tạo ra cá voi ngày nay, sống trong các đại dương thay vì trên đất liền.Đây được cho là một trong những phát hiện rất quan trọng.
Trước đây, bằng chứng về động vật biển có vú cổ đại này chỉ được tìm thấy ở Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Mỹ.
Video đang HOT
Khoảng 50 triệu năm trước, tổ tiên của cá voi từ một loài động vật ăn tạp, 4 chân và có lông, đã phát triển thành một loạt các loài lưỡng cư, sau đó dần dần mất hẳn chân sau.
Cho đến nay, hơn 15 hóa thạch của cá voi đã được phát hiện trong một sa mạc khác – Ocucaje.
Cesar Chacaltana, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: ‘Phần lớn các hóa thạch có thể nằm trên cát nhưng phải có thiết bị công nghệ cao mới xác định được vị trí để khai quật’.
Chúng được bảo quản nhờ mật độ oxy thấp làm chậm quá trình phân hủy do vi khuẩn gây ra.
Tháng 2 năm ngoái, các nhà khoa học đã xác định được vị trí hóa thạch của một con cá voi 3,6 triệu năm tuổi. Ước tính con cá voi nặng khoảng 500kg, dài 6m.
Theo TNO
Ngư dân Nghệ An bắt được cá voi gần 800kg
Con cá 'khủng' đã có chiều dài khoảng 4,2m, chiều rộng 0,9m, nặng 780kg.
Tối 13/8, một con cá voi nhám mắc lưới tàu cá mang số hiệu NA 93197TS của ông Vũ Ngọc Diên trú tại xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Xác con cá voi nhám được phát hiên
Sau khi kéo vào bờ, ông Diên báo với chính quyền địa phương và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để hiến tặng, phục vụ mục đích nghiên cứu hoặc trưng bày.
Theo ngư dân này, con cá mắc lưới khu vực ngoài khơi Vịnh Bắc bộ (cách bờ 145 hải lý), thời điểm mắc lưới cá đã chết.
Mặc dù bám biển nhiều năm nhưng ông chưa từng gặp con cá nào có kích thước lớn như thế.
Đầu tháng 8/2013, một ngư dân Nghệ An bắt được chú cá Mặt trăng nặng tới 400kg, dài gần 2m, rộng 2,3m và phải dùng cần cẩu để đưa vào bờ.
Ngay sau đó, ngư dân này cũng liên hệ với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và hiến tặng cá quý nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày.
Theo Datviet
Xuất hiện hóa thạch hàm voi ma mút tại Hà Nội Một người đàn ông tuyên bố đang sở hữu 'báu vật' được cho là bộ hàm của loài voi tuyệt chủng 12 vạn năm trước. Anh Nguyễn Đức Chính (ở Văn Quán, Hà Đông), chủ nhân của hóa thạch này, chia sẻ rằng anh sẵn sàng cho bất cứ ai muốn đến xem 'báu vật' quý hiếm của mình. So với những răng...