Phát hiện hố sâu khổng lồ ở đáy Bắc Băng Dương
Các nhà địa chất học ghi nhận hiện tượng nhiều hố lớn được hình thành với tốc độ “lạ thường” ở đáy Bắc Băng Dương, CNN đưa tin ngày 15/3.
Nghiên cứu được thực hiện trong một vùng biển rộng 26 km vuông ở biển Beaufort của Canada, một phần của Bắc Băng Dương. Qua so sánh hình ảnh đáy biển năm 2010 và 2019, các nhà khoa học phát hiện 41 hố sâu mới được hình thành trong vòng 9 năm.
Các hố này thường hình tròn hoặc oval và có độ sâu trung bình 6,7 m. Trong đó, hố lớn nhất sâu tới 29 m, có chiều dài 225 m và chiều rộng 95 m – bằng cả một ô phố trong đô thị.
Một hố lớn sâu tới 29 m đã được các nhà khoa học phát hiện dưới đáy Bắc Băng Dương. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một số “đồi băng” được hình thành trong khoảng thời gian này. Chúng có chiều cao trung bình 10 m và đường kính khoảng 50 m và được làm từ băng.
Giới chuyên gia nhận định hiện tượng này chưa thể giải thích qua lăng kính biến đổi khí hậu thông thường.
“Dữ liệu mà chúng tôi có không cho thấy xu hướng ấm lên ở vùng nước sâu khoảng 150 m dưới đáy biển”, nhà địa chất học Charlie Paull, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Theo các nhà khoa học, những hố này có thể là kết quả của sự thay đổi về khí hậu sâu xa hơn qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi băng vĩnh cửu dưới đáy biển phản ứng chậm hơn trước các tác động của khí hậu so với trên đất liền.
“Chúng tôi biết rằng các thay đổi lớn đang xảy ra quanh vùng Bắc Băng Dương, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể sử dụng công nghệ để thấy những thay đổi này đang diễn ra cả ở ngoài khơi”, ông Paull nhận xét.
“Những thay đổi lớn này sẽ đem lại hàm ý quan trọng cho mọi công trình được đặt dưới đáy biển”, ông Paull chia sẻ. Giờ đây, số công trình ở vùng hẻo lánh thuộc Bắc Băng Dương này không lớn. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi nếu Trái Đất ấm lên và khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn”.
Đấu giá viên kim cương đen lớn nhất thế giới
Viên kim cương đen nặng 555,55 carat mang tên Huyền bí sẽ được đấu giá ở thủ đô London của Anh vào đầu tháng 2.
Viên kim cương đen nặng 555,55 carat mang tên Huyền bí được trưng bày tại Nhà đấu giá Sothebys ở Dubai, UAE, ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nhà đấu giá Sothebys cho biết phiên đấu giá sẽ khai mạc vào 6h, giờ địa phương, ngày 3/2 và đóng cửa ngày 9/2. Người tham gia có thể trả bằng tiền kỹ thuật số để mua viên kim cương này.
Theo Sothebys, đây là viên kim cương đen nhiều mặt lớn nhất từng được đem ra đấu giá, và là viên kim cương cắt lớn nhất trên thế giới được đưa vào Sách Kỉ lục thế giới Guiness 2006.
Viên kim cương Huyền bí được trưng bày tại Dubai tuần trước và sau đó được trưng bày tại thành phố Beverly Hills của Mỹ vào tuần này trước khi quay trở về London cho phiên đấu giá. Viên kim cương dự kiến sẽ được bán với giá từ 4 đến 7 triệu USD.
Kim cương đen chỉ được tìm thấy tại Brazil và Cộng hòa Trung Phi, và các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng giải thích về nguồn gốc của loại kim cương này.
Theo nhà địa chất học Aaron Celestian, người phụ trách khoáng vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Los Angeles, đa số các viên kim cương đen có lịch sử từ 2,6 - 3,2 tỷ năm trước, khi bề mặt Trái đất vẫn đang vận động và quá trình oxy hóa bầu khí quyển đang diễn ra. Do đó, có thể kim cương đen được hình thành từ những tầng lớp rất sâu dưới lòng đất, sâu hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết về vị trí của kim cương. Thậm chí có giải thuyết rằng kim cương đen hình thành trong vũ trụ và rơi xuống Trái Đất.
Các chuyên gia tin rằng nghiên cứu viên kim cương này sẽ cho thế giới biết nhiều về khoáng vật học sâu trong lòng Trái Đất hoặc sự tiến hóa của hệ Mặt trời.
Tảng đá "kỳ diệu" có khả năng tự uốn cong Khi được cắt thành những dải mỏng chỉ vài cm, loại đá kỳ diệu này thể hiện tính linh hoạt cực cao đã khiến các nhà địa chất học mê mẩn trong nhiều thập kỷ. Ảnh minh họa. Tính linh hoạt không phải là một đặc điểm thường gắn liền với đá, nhưng có một ngoại lệ đáng chú ý đối với itacolumit,...