Phát hiện hổ phách chứa xác “kiến địa ngục” chưa từng được biết
Hổ phách được các nhà nghiên cứu xác định có niên đại khoảng 99 triệu năm tuổi và “kiến địa ngục” là sinh vật đã tuyệt chủng từ rất lâu.
Đặc biệt hơn, hổ phách vẫn giữ được nguyên chiếc hàm giống như lưỡi hái đang ghim chặt con mồi.
Hổ phách chứa xác kiến Ceratomyrmex ellenbergeri đang săn mồi.
Theo các nhà khoa học, kẻ săn mồi hung dữ này là một loài kiến thời tiền sử mới được xác định, có tên gọi là Ceratomyrmex ellenbergeri. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta thấy một con kiến địa ngục đang kiếm ăn. Bữa ăn của nó là một họ hàng đã tuyệt chủng của gián.
“Với tư cách là các nhà cổ sinh vật học, chúng tôi suy đoán về chức năng của sự thích nghi cổ đại bằng cách sử dụng các bằng chứng có sẵn, nhưng để thấy một động vật ăn thịt đã tuyệt chủng đang bắt con mồi thực sự vô giá”, Phillip Barden, nhà nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng tại Viện Công nghệ New Jersey (NJIT) cho biết.
Kiến là một số sinh vật đa dạng nhất trên Trái đất. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 12.500 loài khác nhau và các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ còn khoảng 10.000 loài khác khác vẫn đang chờ được khám phá.
Trong số tất cả những loài kiến vẫn còn tồn tại ngày nay, không có loài nào trông giống như những gì các nhà khoa học mới tìm thấy trong trầm tích hổ phách từ Myanmar, Canada và Pháp.
Trên thực tế, Barden nói rằng miệng của những con kiến địa ngục Ceratomyrmex ellenbergeri này không giống như của gần như tất cả các loài côn trùng còn sống ngày nay. Loài kiến địa ngục mới được xác định đã ghim con mồi vào mái chèo giống như sừng ở trên.
Các loài kiến địa ngục khác được phát hiện trong quá khứ cũng có sừng này và trong khi các nhà khoa học cho rằng nó có thể là một loại kẹp, hóa thạch 99 triệu năm tuổi này là bằng chứng thực tế đầu tiên chứng minh điều đó.
Trái ngược với những con kiến cổ xưa, kiến hiện đại và hầu hết tất cả các loài kiến ba khoang còn sống khác đều có các răng hàm dưới chỉ di chuyển trên một trục nằm ngang.
“Kể từ khi con kiến địa ngục đầu tiên được phát hiện cách đây khoảng một trăm năm, vẫn còn là một bí ẩn tại sao những loài động vật tuyệt chủng này lại khác biệt với loài kiến mà chúng ta thấy ngày nay. Hóa thạch này tiết lộ cơ chế đằng sau cái mà chúng ta có thể gọi là “thí nghiệm tiến hóa”. Mặc dù chúng ta thấy nhiều thí nghiệm như vậy trong hồ sơ hóa thạch, chúng ta thường không có bức tranh rõ ràng về con đường tiến hóa dẫn đến chúng”, Barden nói thêm.
Kiến địa ngục thực sự có trước tổ tiên chung nhất của tất cả các loài kiến sống ngày nay. Thậm chí sau đó, chúng còn vô cùng đa dạng.
Các loài kiến hiện đại trông rất khác biệt. Chúng có miệng hướng về phía trước, giữ cho đầu của chúng tương đối song song với mặt đất, mặc dù chúng có thể nhìn xung quanh. Trong khi đó, kiến địa ngục gần như cũng không thể di chuyển đầu, chúng có thể bắt con mồi bằng miệng hướng xuống dưới.
Chính xác tại sao kiến địa ngục lại tuyệt chủng sau gần 20 triệu năm tồn tại vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể liên quan đến hành vi săn mồi chuyên biệt của chúng.
Bất ngờ với nguồn gốc châu Phi của cá sấu Mỹ
Các cấu trúc xương mới được tìm thấy trên hộp sọ của Crocodylus checchiai - một loại cá sấu châu Phi đã tuyệt chủng cho thấy cá sấu Mỹ có nguồn gốc ở châu Phi.
Vài năm trở lại đây, các nhà sinh học phân tử phát hiện ra rằng 4 loài cá sấu được tìm thấy ở châu Mỹ là họ hàng gần của cá sấu sông Nile.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Crocodylus checchiai nằm đâu đó giữa cá sấu sông Nile và cá sấu Mỹ trên cây tiến hóa - có nghĩa là cá sấu Mỹ từng rời châu Phi, vượt Đại Tây Dương hơn 5 triệu năm trước.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cá sấu châu Phi và châu Mỹ, nhóm nghiên cứu tại Đại học Sapienza của Rome đã nhờ một nhóm chuyên gia phân tích lại hộp sọ hóa thạch của Crocodylus checchiai được tìm thấy ở As Sahabi, Libya, năm 1939.
Nghiên cứu mới cho thấy cá sấu Mỹ có thể có nguồn gốc châu Phi. (Ảnh: IBT Times)
Ngoài ra, các chuyên gia về kỹ thuật hình ảnh tiên tiến cũng tham gia vào quá trình đánh giá lại này.
Kết quả, nhóm chuyên gia phát hiện ra các cấu trúc xương chưa từng được quan sát trên hộp sọ này, bao gồm cả vết sưng trên mõm.
Các nhà nghiên cứu cho biết đặc tính này không có trên hộp sọ của các loài cá sấu châu Phi khác, nhưng hiện diện trên hộp sọ của 4 loài cá sấu Mỹ.
Cấu trúc tương tự cũng hiện diện ở mõm của Crocodilus falconensis - một loài cá sấu tuyệt chủng ở Venezuela khoảng 5 triệu năm trước.
"Do đó, chúng ta có thể giả định rằng một con cá sấu mang thai, hoặc một số loài rất gần với nó nhưn g chưa được biết đến đã phân tán từ châu Phi tới châu Mỹ khoảng 5-7 triệu năm trước", Dawid Iurino, đồng tác giả của nghiên cứu tới từ Đại học Sapienza ở Rome cho hay.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chắc chắn liệu cá sấu có di cư từ châu Phi tới châu Mỹ hay ngược lại không. Nhưng với nghiên cứu mới, cá sấu dường như di cư về phía Tây từ Australasia (một khu vực của châu Đại Dương) tới châu Phi rồi qua châu Mỹ.
"Một vài tháng có thể đủ cho hành trình từ châu Phi tới châu Mỹ", ông Iurino cho hay.
Hóa thạch quái vật biển có cổ dài 3 m Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài bò sát cổ đại với chiếc cổ dài gấp 3 lần cơ thể và hàm răng nhọn hoắt giúp phục kích con mồi. Phục dựng hình dáng của Tanystropheus. Ảnh: CNN. Hóa thạch mang tên Tanystropheus được mô tả lần đầu tiên năm 1852 và gây bối rối cho các nhà khoa học kể từ...