Phát hiện hành tinh “vô gia cư” trôi nổi trong vũ trụ
Lần đầu tiên trong lịch sử thiên văn, các nhà khoa học phát hiện ra một hành tinh vô gia cư, trôi nổi trong không gian mà không quay quanh bất kể hành tinh nào.
Hành tinh vô gia cư CFBDSIR2149.
Các chuyên gia thiên văn học tin rằng, sự tồn tại của những hành tinh vô gia cư trong không gian là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, phải mất tới hơn một thập kỷ quan sát bầu trời đêm, người ta mới chứng minh được sự tồn tại của một ngôi sao như vậy. Sự khó khăn của hành trình săn lùng đó được ví với việc mò kim đáy bể.
Theo đó, hành tinh vô gia cư vừa được phát hiện không nằm gần bất kể ngôi sao hay hành tinh nào. Khoảng cách từ nó tới ngôi sao gần nhất tương đương 100 năm ánh sáng, không tồn tại lực hút từ ngôi sao tác động lên hành tinh vô gia cư. Song song với đó là sự trôi nổi khắp không gian của hành tinh vừa được phát hiện.
Video đang HOT
Khám phá lịch sử trên được các chuyên gia tại Đại học Montreal (UdeM) và các đồng nghiệp tại châu Âu tìm ra nhờ những dữ liệu được cung cấp bởi kính thiên văn Canada-France-Hawaii và hệ thống kính viễn vọng siêu lớn European Southern. Dù nhận được sự hỗ trợ đắc lực nhưng vẫn phải mất hơn một thập kỷ để các chuyên gia phát hiện ra hành tinh vô gia cư trên.
Itienne Artigau, nhà vật lý thiên văn tại UdeM cho biết: “Mặc dù tồn tại lý thuyết về những hành tinh vô gia cư nhưng đây là lần đầu tiên loài người phát hiện và có cơ hội nghiên cứu một hành tinh như vậy. Theo suy đoán, hành tinh vô gia cư là những hành tinh trẻ và rất lạnh, di chuyển qua những khu vực tối tăm nhất của vũ trụ”.
Tuy nhiên, dựa vào những thông số ban đầu, hành tinh vừa được phát hiện khoảng 50 – 120 triệu năm tuổi. Nhiệt độ bề mặt của nó tương đương 400 độ C và nặng gấp 4 – 7 lần so với sao Mộc. Đặc biệt, hành tinh CFBDSIR2149 chỉ là một trong những ngôi sao rất trẻ được biết đến với tên gọi Nhóm Di chuyển Doradus AB.
Thiếu vắng sự hiện diện của ngôi sao chiếu sáng cho phép các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết bầu khí quyển của hành tinh vừa được phát hiện. Từ đó, các nhà thiên văn học hy vọng sẽ tìm ra được câu trả lời cho việc “vô gia cư” của hành tinh CFBDSIR2149.
Sao lùn là ngôi sao nhỏ trong vũ trụ và được xem là “xác chết” trong quá trình tiến hóa của một ngôi sao cỡ nhỏ.
Trong khi đó, có những ý kiến cho rằng, CFBDSIR2149 là một sao lùn tương tự với mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, hành tinh vừa được phát hiện có thể là sao lùn nâu, vì chưa bao giờ xảy ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi của CFBDSIR2149, khiến nó không thể phát sáng và tỏa nhiệt (mặt trời của chúng ta là một loại sao lùn đỏ).
Theo xahoi
Chiêm ngưỡng mưa sao băng lớn cuối tuần này
Một trận mưa sao băng Leonids nhìn từ thủ đô Amman của Jordan vào năm 2009. (Ảnh: CNS)
Những người yêu thích thiên văn từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Leonids - trận mưa sao băng đáng chú ý của năm vào đêm 17 rạng sáng 18/11.
Theo Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), năm nay, số lượng sao băng Leonids có thể lên đến hơn 20 vệt/giờ lúc cực điểm và dự đoán có hai lần đạt đỉnh vào khoảng 4h sáng ngày 18/11) và 13h ngày 20/11 (tính theo giờ Việt Nam).
Cũng giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác, Leonids xuất hiện khi Trái đất đi qua vùng bụi của một sao chổi, trong trường hợp này đó là Tempel-Tuttle - ngôi sao chổi chu kỳ 33 năm cho một vòng quay xung quanh Mặt trời. Mưa sao băng Leonids xuất hiện định kỳ vào tháng 11 hàng năm. Sở dĩ nó có cái tên như vậy bởi vì nơi xuất phát của nó là chòm sao Leo ở phía đông.
Mặc dù Leonids năm nay được dự đoán là sẽ rất sáng nhưng trong quá khứ nó còn đẹp hơn nhiều, từng được ví là "bão sao băng". Điển hình vào năm 1833, nhiều người dân Bắc Mỹ đã vô cùng hoang mang khi bầu trời rực sáng cùng khoảng 100.000 vệt một giờ lúc đạt đỉnh và liên tục trong suốt hơn 9 giờ đồng hồ.
"Tuy nhiên kể từ sau đó 10 năm, Trái đất sống trong sự yên tĩnh cho đến khi sao chổi tiếp cận trở lại Mặt trời vào hai thập kỷ trước", Ben Burress, nhà thiên văn học tại Trung tâm Khoa học và Không gian Chabot ở Oakland, California nói. Lần "bão Leonid" gần đây nhất là năm 2002 với số lượng 3000 vệt sao băng/giờ.
Theo 24h
Những điều chưa biết về khoảng tối của Mặt trăng Dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm, ta cũng chỉ nhìn thấy một phần duy nhất của mặt trăng, phần còn lại không thể quan sát được gọi là 'khoảng tối'. Sự khác biệt giữa 2 mặt của mặt trăng. Các nhà khoa học chỉ có thể chụp ảnh và nghiên cứu phần tối của mặt trăng dựa vào những...