Phát hiện hành tinh giàu nhất vũ trụ, chứa đầy kim cương
Những hành tinh châu báu giàu có nhất hành tinh không ít lần khiến các nhà khoa học phải bất ngờ khi khám phá. Không chỉ là đất và sắt như Trái Đất, trên bề mặt chúng còn chứa hồng ngọc, sapphire, thậm chí kim cương,…
Hành tinh mây ngọc HAT-P-7b lớn hơn Trái Đất gấp 16 lần, được phát hiện bởi nhóm nhà nghiên cứu từ các trường Đại học Anh. Nơi đây sở hữu hệ thống thời tiết vô cùng khắc nghiệt nhưng hấp dẫn vô cùng.
Đây là một trong những hành tinh giàu có nhất trong vũ trụ khi sở hữu các đám mây được tạo thành từ corundum, khoáng chất giúp hình thành nên hồng ngọc và sapphire.
Vì là một hành tinh khí, các đám mây ngọc quý cực kỳ nhiều và dày đặc. Tuy nhiên, chẳng ai có thể đặt chân tới HAT-P-7b bởi lẽ ngoài khoảng cách quá xa thì nhiệt độ bề mặt nóng tới 2.860 độ C là quá khắc nghiệt để tiếp cận.
Được mệnh danh là hành tinh của kim cương và cái chết, WASP-12b nằm trong chòm sao Auriga, sở hữu bầu khí quyển căng phồng, bị ngôi sao mẹ dần ăn mòn thông qua các cơn gió sao.
Nồng độ carbon trên hành tinh chết chóc cao đến ngạc nhiên trong khí quyển. Điều đặc biệt, các nhà khoa học tin rằng hành tinh “đại gia” này không sở hữu địa chất silicat như Trái Đất, mà là một hành tinh làm bằng kim cương.
Không phải một, mà là bộ 3 hành tinh lõi ngọc từng được các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich (Thụy Sỹ) và Cambridge (Anh) phát hiện. Lõi của chúng thay vì sắt như trái đất sẽ có nhiều canxi và nhôm, bao gồm cả corundum – thứ tạo nên hồng ngọc và sapphire.
Một trong số đó là hành tinh giàu có HD219134b – siêu Trái đất nặng gấp 5 lần hành tinh chúng ta nhưng có tỉ trọng nhỏ hơn.
Tiếp đến là chòm sao Cassiopeia, quỹ đạo chỉ 3 ngày; 55 Cancri e, cách 41 năm ánh sáng, quỹ đạo 18 giờ.
Và “thành viên” cuối cùng trong bộ ba hành tinh lõi ngọc là WASP-47 e, cách 870 năm ánh sáng, quỹ đạo 18 giờ.
4 Tiểu Hành Tinh Chứa Đầy Kho Báu Mỹ và Nasa Muốn Khai Thác | Thế Giới Hôm Nay. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Sốc: hành tinh xanh lơ trong Hệ Mặt trời đang "biến hình"
Hành tinh màu xanh lơ xinh đẹp trong các bức ảnh của NASA - Sao Thiên Vương - đang bị thất thoát bầu khí quyển và có thể bị biến hình thành Sao Hỏa thứ 2.
Khám phá được NASA cho là "đáng kinh ngạc" bắt nguồn từ dữ liệu của Voyager 2, một trong các tàu vũ trụ bay xa nhất của NASA, gửi về trái đất. Khi đi ngang Sao Thiên Vương, nó đã bị hành tinh này "bắn" bằng các mảnh khí quyển.
Phân tích dữ liệu cho thấy thủ phạm chính dạng từ trường xoắn kỳ lạ của hành tinh. Từ trường của một hành tinh có nhiệm vụ bảo vệ khí quyển khỏi gió mặt trời, nhưng riêng ở Sao Thiên Vương, nó đồng thời đánh cắp bầu khí quyển, chuyển ra ngoài vũ trụ trong những bong bóng plasma từ tính.
Sao Thiên Vương hiện lên với màu xanh lơ tuyệt đẹp trong ảnh chụp từ các tàu vũ trụ của NASA - ảnh: NASA
Ước tính trong suốt tuổi đời hiện hữu của Sao Thiên Vương, nó đã bị "mất cắp" từ 15% đến 55% bầu khí quyển theo cách này.
Sự kiện này đã được các tàu thám hiểm khác của NASA nhìn thấy ở Sao Thổ và Sao Mộc, tuy không nặng như Sao Thiên Vương.
Theo nhà vật lý không gian Gina DiBraccio từ Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA, các quả bóng plasma từ tính, được gọi là "plasmoid" này chủ yếu là hydro bị ion hóa.
Đáng chú ý, có một hành tinh khác trong hệ mặt trời đã tiến hóa theo cách này một cách rõ ràng và tàn khốc: Sao Hỏa. Theo các bằng chứng hiện hữu, Sao Hỏa từng giống như trái đất, có nước, sự sống và một bầu khí quyển dày. Nhưng chính sự mất mát khí quyển đã khiến nó trở thành hành tinh chết vì một bầu khí quyển quá mỏng và thiếu thốn không đủ để giữ lại nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt, cũng như không giúp ngăn được các bức xạ có hại cho sự sống.
Sao Thiên Vương, dựa vào những phát hiện mới, có lẽ đang tiến hóa theo cùng cách và không loại trừ khả năng nó sẽ là một Sao Hỏa thứ 2 trong vài tỉ năm tới.
A. Thư
Lỗ đen nguyên thủy từng bị ủ trong kén khổng lồ Các lỗ đen lớn đầu tiên trong vũ trụ có khả năng hình thành và phát triển sâu bên trong từ những cái kén khổng lồ, các chuyên gia tại Đại học Colorado, Mỹ cho biết. Theo ông Clark Begelman, giáo sư và chủ tịch bộ phận khoa học vật lý thiên văn và hành tinh Đại học Colorado ở Mỹ cho biết,...