Phát hiện hành tinh ‘đắt giá’ nhất vũ trụ, làm bằng… kim cương
Nghiên cứu mới của Mỹ đã chứng minh sự tồn tại của một dạng hành tinh khó tin, quay quanh các ngôi sao có tỉ lệ carbon/oxy cao hơn nhiều so với Mặt Trời.
Các nhà khoa học từ Đại học bang Arizona (ASU) và Đại học Chicago (Mỹ) cho biết nếu một ngôi sao được xếp vào dạng “sao cacbua”, tức tỉ lệ carbon trên oxy trong thành phần cao, và giàu hợp chất silic cacbua (SiC), nó sẽ sinh ra một dạng hành tinh có thành phần chính là kim cương và silica.
Tiến sĩ Harrison Allen-Sutter từ Trường Khám phá Trái Đất và không gian của ASU, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích rằng khi các ngôi sao được hình thành, chúng sinh ra từ cùng một đám mây khí, do đó thành phần của chúng sẽ tương tự nhau. Người ta dùng tỉ lệ carbon trên oxy để phân loại sao theo thành phần.
Ảnh đồ họa mô tả hành tinh lấp lánh với thành phần chính là kim cương và silica – ảnh: Shim/ASU/Vecteezy
Video đang HOT
Với các ngôi sao mang tỉ lệ carbon/oxy thấp như Mặt Trời của chúng ta, các hành tinh sẽ hình thành theo kiểu Trái Đất và các anh em: tuy có 2 dạng là hành tinh đá và hành tinh khí, nhưng về cơ bản vẫn gồm lõi kim loại, đá, nước (lỏng hoặc băng) cùng một bầu khí quyển.
Nhưng các ngôi sao cacbua sẽ có “con” là các hành tinh có lõi bằng hợp kim sắt – carbon, Còn thành phần chính tạo ra các lớp bên ngoài là… kim cương và silica (một loại tinh thể siêu cứng, tồn tại trên Trái Đất dưới nhiều dạng, trong đó nổi tiếng nhất là thạch anh).
Trên Trái Đất, hàm lượng những thứ này cực kỳ ít nên trở nên quý giá. Hàm lượng kim cương của Trái Đất chỉ khoảng 0,001% và hầu hết đều nằm sâu trong lớp phủ bên dưới, không thể khai thác.
Để khẳng định lần nữa điều này, các tác giả đã thí nghiệm tại 2 đơn vị là Phòng thí nghiệm Shim về Trái Đất và hành tinh, và Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Illinois. Họ sử dụng nhiệt độ và áp suất cực cao để biến silic cacbua thành kim cương và silica. Phản ứng này đồng thời tạo ra metan và hydro.
Tuy quý giá, nhưng các hành tinh kim cương này sẽ khó có thể có sự sống, bởi kim cương và tinh thể silica quá cứng, khi nó đã tạo thành một khối rắn chắc, hoạt động địa chất khó mà xảy ra ở đây. Mà như nhiều nghiên cứu trước đây về Trái Đất đã chứng minh, chính hoạt động địa chất mà điển hình là quá trình kiến tạo mảng đầy biến động đã cho phép duy trì khí quyển với những thành phần phù hợp và áp suất đủ để nước được duy trì ở dạng lỏng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Planetary Science Journal.
Hệ mặt trời có 2 hành tinh đang đổ mưa kim cương
Hệ Mặt Trời có thể là một kho báu vô cùng đắt giá với mưa kim cương đang ồ ạt đổ nơi trái tim của 2 hành tinh là Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.
Kim cương, vàng và các kim loại quý khác từng được phát hiện ngập tràn trên một số ngoại hành tinh, nhưng một nghiên cứu mới đã tìm thấy một mỏ kim cương vô tận ở nơi gần gũi với Trái Đất hơn - 2 hành tinh ngay trong Hệ Mặt Trời.
Nhóm khoa học gia từ Phòng thí nghiệm gia tốc Quốc gia Linac Coherent Light Source (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu thực hiện để chứng minh mưa kim cương hoàn toàn có thể đổ bên trong 2 "người khổng lồ băng" của Hệ Mặt Trời - Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.
Mưa kim cương cỏ thể đang đổ nơi "trái tim" 2 hành tinh khổng lồ khí băng giá ngay trong Hệ Mặt Trời - ảnh minh họa từ Internet
Lý thuyết mưa kim cương đã được đưa ra từ lâu, từ các bằng chứng và ghi nhận ít ỏi từ tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA, khi nó đi ngang 2 hành tinh này. Đây là lần đầu tiên một công trình xác định điều khó tin này là có thực.
Mưa kim cương không đổ trên bề mặt 2 hành tinh, mà trong "trái tim" của chúng.
Bên dưới bầu khí quyển dày đặc của Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là một chất lỏng siêu nóng, siêu đậm đặc của các vật liệu như nước, mê-tan và amoniac bao bọc quanh lõi hành tinh. Thí nghiệm của nhóm khoa học gia cho thấy với áp suất và nhiệt độ đủ lớn trên 2 hành tinh này, khí mê-tan có thể bị phá vỡ thành kim cương! Ngoài ra, một vật liệu đặc biệt chỉ có trên 2 hành tinh này, tương tự hydrocarbon polystyrene của trái đất, cũng có thể được nhiệt độ và áp suất phù hợp phá hủy thành kim cương.
Kim cương sinh ra vốn dày đặc hơn các vật liệu xung quanh chúng, nên bị rơi xuống sâu hơn bên trong lõi hành tinh, trước khi các quy trình đặc biệt lại chuyển hóa chúng, tái sinh thành dạng vật liệu tiền thân gần như cách vòng tuần hoàn nước trên trái đất hoạt động.
Các phát hiện vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Hành tinh bọc kim cương sở hữu "tài sản kếch xù" nhất vũ trụ Giàu có chẳng kém hành tinh bọc kim cương là hành tinh mưa đá quý HAT-P-7b, nằm trong chòm sao Thiên Nga. Đây được xem là những "rich kid" trong vũ trụ rộng lớn. Hành tinh kim cương 55 Cancri E cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, được biết đến là hành tinh giàu có nhất vũ trụ. Được cấu tạo chủ...