Phát hiện hàng trăm vật thể xếp thành hàng dưới đáy biển, chứa loại chất lỏng quý như tiên dược, cảnh sát phải vào cuộc hộ tống
Một nhóm thợ lặn đã phát hiện ra một xác tàu đắm thế kỷ 19 ngoài khơi bờ biển Thụy Điển. Trên tàu chở đầy “kho báu”.
Xác tàu đắm được phát hiện ở biển Baltic, cách bờ biển Thụy Điển khoảng 20 hải lý. Các thợ lặn người Ba Lan thuộc nhóm Baltictech đã phát hiện ra con tàu này.
Thợ lặn 40 năm kinh nghiệm Tomasz Stachura của Baltictech cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi đã phát hiện một con tàu buồm thế kỷ 19 tương đối nguyên vẹn, chất đầy rượu sâm panh, rượu vang, nước khoáng và đồ sứ ở hai bên mạn tàu”. Ông cho biết đây là lần đầu tiên họ phát hiện ra một xác tàu đắm chứa nhiều hàng hoá đến vậy.
Các thợ lặn chưa xác định chính xác có bao nhiêu chai rượu trên tàu, nhưng họ khẳng định “chắc chắn” đã nhìn thấy hơn 100 chai. Đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm thấy rượu sâm panh trên xác tàu đắm ở Biển Baltic, nhưng việc tìm thấy một số lượng lớn chai rượu như vậy là điều lạ thường.
Ngoài ra, thứ thu hút các thợ lặn không chỉ là những chai rượu, mà còn là nước khoáng trong chai đất sét. Stachura cho biết chúng “được coi như thuốc và chỉ xuất hiện trên bàn ăn của hoàng gia thế kỷ 19″. Ông Stachura nói thêm: “Giá trị của chúng quý đến mức cảnh sát phải tham gia hộ tống các chuyến vận chuyển”.
Theo Stachura, các nhà sử học đã xác định được con dấu trên chai nước khoáng. Chúng có tên thương hiệu Selters của Đức, một thương hiệu cao cấp vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Các chai nước khoáng trên tàu được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1850 đến năm 1867. Stachura đã liên lạc với thương hiệu này để tìm hiểu thêm thông tin.
Video đang HOT
Theo Stachura, khi nhóm nghiên cứu lần đầu phát hiện xác tàu đắm vào ngày 11/7. Họ cho rằng đó là một chiếc thuyền đánh cá.
Ông Stachura cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một lần lặn vào ngày hôm đó. Lúc đầu, chúng tôi còn ngần ngại có nên lặn hay không”. Sau đó, những người thợ lặn khác là Marek Cacaj và Pawel Truszynski đã quyết định thực hiện cú lặn mang tính lịch sử này. Họ đã mất gần hai giờ đồng hồ.
Nhóm thợ lặn đã thông báo cho chính quyền địa phương của Thuỵ Điển. Tuy nhiên, việc trục vớt cổ vật từ thuyền có thể mất một thời gian, do những hạn chế về mặt hành chính. Hiện tại xác tàu đắm vẫn nằm ở Biển Baltic, ngoài vùng đặc quyền kinh tế.
“Nó đã nằm ở đó 170 năm rồi, vậy hãy để nó nằm đó thêm một năm nữa, và chúng ta sẽ có thời gian chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động này”, Stachura nói.
Cuốc đất, công nhân tìm thấy kho báu đồ gồm sứ giá hơn 32.000 tỷ đồng
Một lô báu vật được tìm thấy trong quá trình xây dựng nhà máy điện số 2 ở Giang Tây (Trung Quốc).
Trong lịch sử Trung Quốc, gốm sứ Thanh Hoa dưới thời nhà Nguyên khá nổi tiếng nhất. Sứ Thanh Hoa nguồn gốc từ thời nhà Đường, Tống nhưng phải đến thời nhà Nguyên nó mới thực sự phát triển mạnh mẽ, tinh xảo. Đồ sứ thời nhà Nguyên hoa văn tinh tế, được mệnh danh là "chúa sứ" trong ngành sứ.
Từ đó đến nay, mỗi lần sứ Thanh Hoa được khai quật đều gây chấn động giới cổ vật, sưu tầm.
Ngày 29/11/1980, trong quá trình xây dựng nhà máy điện thứ hai Giang Tây (Trung Quốc), một công nhân vô tình cuốc thấy một hố sâu. Anh ta dùng đèn pin chiếu sáng, thò đầu vào nhìn thì thấy ánh sáng phản quang từ một số đồ vật có hình dáng giống chai, lọ.
Nghi ngờ có thể là di vật văn hóa được người xưa chôn giấu nên anh công nhân này nhanh chóng báo cho đơn vị thi công và liên hệ người từ bảo tàng huyện Cao An đến kiểm tra.
Gốm sứ Thanh Hoa được tìm thấy trong lần khai quật ở Giang Tây (Ảnh: Sohu)
Nhận được tin báo, các chuyên gia địa phương tỏ ra phấn khích trước thông tin nghi ngờ phát hiện số gốm sứ vì Giang Tây là "thủ phủ gốm sứ" có tiếng ở Trung Quốc.
Các chuyên gia cùng công nhân ở công trường hỗ trợ vận chuyển số đồ gốm sứ này ra ngoài. Phải mất tới 10 tiếng mới có thể mang được hết số đồ sứ đó ra ngoài.
Nhìn đống đồ sứ mới được bê ra, mọi người như chết lặng vì số lượng đồ sứ quá lớn. Sau đó, đống đồ sứ này được tiếp tục vận chuyển về bảo tàng. Theo thống kê, có 245 văn vật, trong đó 239 món đồ sứ. Đặc biệt là có tới 19 món đồ sứ Thanh Hoa.
Số lượng sứ Thanh Hoa trên thế giới không có tới 300 món mà riêng lần khai quật này ở Giang Tây phát hiện 19 món - kỷ lục về loại sứ này được khai quật.
Ngoài ra, họ còn thấy 168 đồ vật bằng sứ của lò Long Tuyền cùng nhiều đồ quý giá khác như Quân sứ, sứ men hồng, men thanh bạch... Tổng giá trị của 239 món đồ sứ ước tính khoảng 10 tỷ NDT (tương đương 32.000 tỷ đồng). Hiện số gốm sứ này được bảo quản trong Bảo tàng huyện Cao An.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia khảo cổ và nhân viên bảo tàng kết luận, số gốm sứ này thuộc gia đình phò mã Ngũ Hưng Phụ, vào giữa và cuối thời nhà Nguyên.
Ngũ Hương Phụ làm nghề vận tải thương mại, gia đình ông là gia đình giàu có thời bấy giờ nên không kỳ lạ quá khi sở hữu nhiều món đồ sứ có giá trị.
Khi nhà Nguyên đứng trước nguy cơ bị Chu Nguyên Chương lật đổ, gia đình Ngũ Hưng Phụ giấu đồ sứ trong hang với hy vọng một ngày nào đó có thể quay lại lấy.
Tuy nhiên, trải qua nhiều chuyện, mãi tới năm 1980 số gốm sứ này mới được nhìn thấy một lần nữa.
Nông dân đào đất tìm được đôi đũa kỳ lạ, chuyên gia lấy 3 tem phiếu để mua, không ngờ giá trị hàng tỷ đồng Một người nông dân tìm thấy đôi đũa lạ. Chuyên gia lấy 3 tem phiếu thực phẩm để đổi lấy, nhưng không ngờ nó có giá trị lên tới hàng tỷ đồng. Đi đào đất nhưng lại tìm được cổ vật có giá trị hàng triệu USD hóa ra là có thật. Câu chuyện dưới đây là minh chứng. Vào ngày 10/4/1972, ở...