Phát hiện hàng ngàn phụ tùng nhãn hiệu Honda, Yamaha bị giả mạo
Hàng ngàn phụ tùng xe máy gồm má phanh, lá côn, ổ khóa điện… giả mạo nhãn hiệu Yamaha, Honda bị Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và thu giữ.
Các loại phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha. Nguồn ảnh: Cục Quản lý thị trường
Sau thời gian dài trinh sát, ngày 15/10/2020, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1, Đoàn kiểm tra số 2, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nộiđã tiến hành kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy tại Cụm 10 xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội do ông Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Phú là chủ hộ kinh doanh.
Tại đây, Đoàn kiểm tra ghi nhận rất nhiều các loại phụ tùng xe máy gồm: Má phanh, lá côn, ổ khóa điện xe máy, bộ côn ba búa, bọc càng xe máy, bát phốt xe máy, tay biên xe máy, dây ga, công tơ mét xe máy, vòng bi, vỏ bọc yên, bao bì…
Video đang HOT
Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường Hà Nội đang kiểm tra các mặt hàng có dấu hiệu vi phạm tại cơ sở kinh doanh. Nguồn ảnh: Cục QLTT
Kiểm đếm thực tế, Đoàn kiểm tra đã thu giữ 1.064 sản phẩm phụ tùng xe máy các loại và 1.864 bao bì vỏ hộp, túi nilong có gắn, in dập dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Yamaha, Honda.
Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1, cho biết: Đây là một trong những vụ giả mạo nhãn hiệu lớn mà cơ quan này phát hiện. Vì nằm sâu trong địa bàn xã, huyện, do đó Đội đã mất nhiều thời gian thẩm tra, xác minh mới có thể phát hiện và xử lý được.
Trong thời gian tới lực lượng QLTT Hà Nội tiếp tục các chiến dịch rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ông Nghĩa cũng khuyến cáo người dân không nên sửa chữa xe máy ở các cơ sở nhỏ, lẻ, không có thương hiệu, uy tín để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
'Ngấm đòn' COVID-19, thị trường xe máy sụt giảm mạnh
Dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng lớn đến thị trường xe máy Việt Nam khiến doanh số trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê mới nhất Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), doanh số bán hàng của 5 thành viên (Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM) đã đạt tổng cộng 677.739, giảm 18,49% so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn tiếp tục suy giảm giống 2 quý đầu năm
Cụ thể, doanh số xe máy Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đạt 731.077 xe, giảm 3,03% do chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19 nhưng thị trường đã "ngấm đòn" trong quý II/2020 với lượng xe bán ra chỉ 518.920 xe, giảm 30,77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vây, qua 9 tháng đầu năm 2020, thị trường Việt Nam mới chỉ tiêu thụ được 1.927.736 chiếc xe máy, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự giảm mạnh về doanh số xe máy thực tế đã được nhiều người dự báo trước từ đầu năm với những diễn biến khó lường của dịch COVID-19 cả trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia và nhà sản xuất cho rằng thời đại phát triển hoàng kim của các dòng xe máy sử dụng động cơ đã qua đi và thị trường đang chuyển sang giai đoạn bão hòa, điều này được lý giải do nhu cầu người dùng ngày một đa dạng hơn trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển.
Biểu đồ doanh số xe máy tại Việt nam từ năm 2015 đến nay.
Doanh số xe máy tại Việt Nam đang có chiều hướng đi xuống sau khi thị trường đạt mức bão hõa. Dù là năm thứ 4 liên tiếp đạt trên 3 triệu chiếc, nhưng số lượng xe máy bán ra năm 2019 chỉ đạt 3.254.964 chiếc, sụt giảm 3,87% so với năm trước đó.
Sau nhiều năm tăng trưởng liên tiếp ở mức khá cao, thị trường xe máy truyền thống năm 2019 lần đầu chứng kiến sự giảm doanh số sau khi đạt đỉnh vào năm 2018 với gần 3,4 triệu chiếc; và thậm chí doanh số năm vừa qua còn thấp hơn của năm 2017.
Mặt khác, doanh số xe máy trong 9 tháng đầu năm nay mới chỉ đạt 1.927.736 chiếc. Như vậy, để cân bằng với năm 2019, lượng xe máy bán ra của quý IV/2020 phải tăng 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một điều gần như không thể xảy ra trong điều kiện dịch COVID-19 khiến nhu cầu mua xe của người tiêu dùng thấp hơn trước đây.
Trong khi đó, Honda vẫn là nhà sản xuất lớn nhất với doanh số xe máy 2 quý II và III (từ tháng 4 tới hết tháng 9/2020) đạt gần 959.000 chiếc, giảm 25% so với cùng kì năm ngoái, và thị phần đạt 80,1%.
Thị phần của Honda đã lên tới 80,1% trong năm nay.
9 tháng vừa qua "sóng gió" đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, đương nhiên thị trường xe máy cũng phải chịu chung số phận. Chỉ còn 3 tháng cuối năm là khoảng thời gian người tiêu dùng Việt Nam thường "móc hầu bao" mạnh nhất để mua sắm đồ dùng, chắc chắn các hãng xe sẽ tận dụng điều này nhằm tăng doanh số, bù đắp phần nào cho những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, người Việt cũng không dễ tiêu xài mạnh tay sau khi thu nhập năm 2020 bị ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19.
Thị trường xe máy 'lao dốc' 9 tháng năm 2020, người tiêu dùng trong nước đã mua sắm tổng cộng 1,928 triệu mô tô, xe máy các loại, giảm 407.000 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Gần 2 triệu xe máy các loại đến tay người tiêu dùng trong 9 tháng của năm 2020. Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy...