Phát hiện hàng loạt sai phạm tại Khu kinh tế Vũng Áng
Qua quá trình thanh tra một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt sai phạm ở khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Ngày 14/4, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004-2011 với khá nhiều sai phạm tại tỉnh này, nhất là tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng.
Kết thúc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm kinh tế hơn 493 tỉ đồng và hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khác.
Cụ thể, kết luận thanh tra cho thấy, qua tiến hành kiểm tra 1.120 gói thầu xây lắp tại 402 dự án cấp huyện, Sở được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao làm chủ đầu tư, đã phát hiện có tới 664 gói thầu được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu sai với quy định Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.
Theo tin tức từ SGGP, tỉnh Hà Tĩnh cũng bộc lộ hạn chế trong việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu nhiều, dẫn đến thiếu tính cạnh tranh và thiếu tính minh bạch. Tình trạng chậm tiến độ các gói thầu quá lớn, có tới 557/1.120 gói thầu chậm tiến độ (chiếm 50%), rơi nhiều vào các gói do chỉ định thầu hoặc thực hiện đấu thầu
hạn chế. Không chọn được nhà thầu có đủ năng lực tài chính, năng lực thực tiễn, là một trong nguyên nhân chính làm chậm tiến độ, làm tăng giá trị quyết toán, lãng phí ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Trách nhiệm trong việc này thuộc về thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng.
Video đang HOT
Trắng đêm cứu hộ nạn nhân vụ sập giàn giáo ở Formosa, Hà Tĩnh
Cũng tại dự án của Công ty Formosa, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ký cam kết cấp giấy chứng nhận đầu tư, ký hợp đồng thuê đất có nội dung miễn tiền thuê đất 15 năm cho Công ty Formosa và để Công ty này thuê hơn 33 triệu m2 đất, mặt nước với giá tiền thuê đất 80 triệu đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm là không đúng so với quy định hiện
hành. Mặc dù đã có báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, song theo Thanh tra Chính phủ thì Formosa phải nộp thêm tiền thuê đất ít nhất là 46 tỉ đồng nữa mới đúng với quy định.
Theo Người Đưa Tin
Xây nhà sai phép mòn mỏi chờ cấp giấy
Các địa phương cho hay có nhiều thắc mắc trong việc xác định số tiền nộp cho phần vi phạm chưa được tháo gỡ.
Ảnh minh họa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyền có căn nhà 501/2D Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức (TP.HCM) được cấp phép xây dựng vào năm 2009. Trong quá trình thi công, bà có xây thêm một phần bán kiên cố. Tới năm 2013, bà nộp hồ sơ xin hợp thức hóa căn nhà trên.
Ách vì "chờ chủ trương chung"
Trong hồ sơ, bà Tuyền làm cam kết không yêu cầu cấp giấy chứng nhận (GCN) cho phần xây sai phép. Đồng thời sẽ tự nguyện tháo dỡ không đòi bồi thường khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Thủ Đức trả hồ sơ với lý do chưa có chủ trương xử lý vi phạm xây dựng với công trình xây dựng sai phép sau ngày 1/5/2009 (ngày Nghị định 23/2009 về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực).
Sát nhà bà Tuyền, công trình 501/2C cũng xây dựng sai phép vào tháng 8/2009 nên giờ phải chờ hướng dẫn xử lý vi phạm trước khi xét cấp GCN.
Được biết quận Thủ Đức có hàng chục trường hợp như trên và bị ách tắc từ đó đến nay. Theo giải thích của quận, hướng dẫn của liên sở Xây dựng - TN&MT năm 2010, trường hợp xây dựng sai phép từ ngày 1/7/2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực) đến ngày 1/5/2009 mà chưa xử lý dứt điểm thì được thực hiện theo Điều 15 Thông tư 24/2009 của Bộ Xây dựng.
Cụ thể, công trình vi phạm nằm trong quy hoạch dân cư ổn định mà xây dựng sai phép về số tầng, về diện tích nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận thì cho phép chủ đầu tư được giữ nguyên công trình. Cơ quan cấp giấy chỉ cấp cho phần phù hợp quy hoạch và giấy phép xây dựng.
Trên GCN sẽ ghi chú việc chủ đầu tư phải tháo dỡ phần công trình sai phép mà không được bồi thường khi thực hiện quy hoạch. "Trường hợp xây dựng sai phép tăng diện tích sau ngày 1/5/2009 không thuộc đối tượng của quy định này. Do đó chưa có cơ sở cấp GCN mà phải tạm thời chờ chủ trương chung", quận Thủ Đức thông báo.
Trường hợp oái oăm là căn nhà thuộc dự án khu dân cư Bình Hòa, phường 13, quận Bình Thạnh của bà Nguyễn Thị Lành hoàn thành năm 2012. Theo dự án, nhà bà Lành có khoảng lùi trước là 1,5m và ban công liền do nhà giáp hai đường. Thấy thiết kế như vậy chưa đẹp, bà cho xây lùi thành 1,7m để tạo khoảng sân rộng hơn và chia thành hai ban công thay vì dính liền.
Do vậy tổng diện tích xây dựng căn nhà nhỏ hơn so với thiết kế được duyệt. Thế nhưng công trình cũng không được hoàn công, cấp giấy vì xây dựng sai phép. "Nếu xây tăng diện tích thì không nói, tôi xây ít hơn cũng không được, giờ không biết xử lý ra sao", bà rầu rĩ.
Nghị định, thông tư có vẫn chưa thể làm
Không chỉ quận Thủ Đức, gần như toàn thành phố đều chưa giải quyết cho nhà xây sai phép sau năm 2009 với lý do chưa có hướng dẫn. Dù thực tế Nghị định 121/2013 và Thông tư 02/2014 của Bộ Xây dựng đã có quy định vấn đề này nhưng nhiều nơi cho rằng chưa thể thực hiện được.
Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121 quy định: Công trình vi phạm xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì nộp số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm xây dựng mà có. Số tiền phải nộp là 40% giá trị phần diện tích sai phép với nhà ở riêng lẻ và 50% với dự án đầu tư. Thông tư 02 bổ sung thêm điều kiện công trình vi phạm được nộp tiền phạt thay cho tháo dỡ là "trong quy hoạch đất này được phép xây dựng".
Thông tư 02 cũng hướng dẫn cách tính số tiền phải nộp cho phần "lợi bất hợp pháp" do vi phạm xây dựng. Nhưng các địa phương cho hay có nhiều thắc mắc trong việc xác định số tiền nộp cho phần vi phạm chưa được tháo gỡ.
Chẳng hạn như nộp ở đâu, cơ quan nào thu? Giá trị nhà dựa theo giá thị trường hay suất vốn đầu tư? Nếu tính luôn giá trị đất để tính tiền phạt thì liệu có hợp lý không hay quá cao?... Hàng loạt câu hỏi trên chưa được làm rõ, do đó Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện khoan thực hiện để chờ Bộ hướng dẫn.
Được biết hiện Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị định mới, trong đó quy định rõ về trường hợp xây dựng sai phép. Theo dự thảo, giá trị công trình sẽ căn cứ vào suất đầu tư hằng năm do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt.
Ngoài các điều kiện cũ tại Nghị định 121 và Thông tư 02, dự thảo còn thêm một số yêu cầu sau: Xây dựng trên đất phù hợp chức năng sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Chiều cao công trình không vượt quá chiều cao tối đa theo quy hoạch được duyệt. Sau khi nộp phạt hành chính và nộp tiền cho phần vi phạm, công trình sẽ được xem xét cấp giấy. Tuy nhiên, đến nay chưa rõ khi nào nghị định này được ban hành, do vậy các địa phương vẫn tiếp tục dừng cấp GCN cho người dân.
Đã giải quyết, lo ngại bị "thổi còi"
Được biết tại TP.HCM có hai quận từng thực hiện cấp GCN cho công trình sai phép xây dựng trước ngày Nghị định 121 có hiệu lực (ngày 10/10/2013) sau khi chủ đầu tư nộp tiền cho phần xây dựng sai phép. "Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các địa phương triển khai Nghị định 121 và Thông tư 02 nên chúng tôi có căn cứ thực hiện để giải quyết cho người dân", đại diện một trong hai quận nói.
Vị này cho hay sau khi tính ra số tiền phải nộp, quận mời người dân đến thông báo, nếu đồng ý họ sẽ nộp và quận giải quyết cấp giấy. Quận còn lại thì chưa tính số tiền cụ thể mà chỉ yêu cầu người dân cam kết nộp khi có hướng dẫn của trung ương hoặc thành phố. Tuy nhiên, các nơi này đều đề nghị không nêu tên bởi lo ngại bị "thổi còi".
Chúng tôi biết người dân đang sốt ruột nhưng chưa thể thực hiện được vì chưa có hướng dẫn. Quận sẽ sớm có văn bản xin ý kiến thành phố và các sở, ngành về vấn đề này.
Ông Lê Xuân Tùng, Phó phòng TN&MT quận Thủ Đức.
Theo Pháp Luật TPHCM
Vụ sập giàn giáo Formosa: Độ an toàn có liên quan đến giá thầu? Hôm nay (1.4), Người phát ngôn Chính phủ đã lên tiếng về vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa, Hà Tĩnh làm 13 người chết, 28 người bị thương. Tại họp báo thường kỳ Chính phủ (1.4), phóng viên đặt câu hỏi đến Người phát ngôn của Chính phủ về việc gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao...