Vụ sập giàn giáo: Phải hỗ trợ tích cực hơn nữa cho người bị nạn
“Công ty Sam Sung phải thực sự cầu thị và có trách nhiệm cao trong giải quyết hậu quả đã xảy ra, có sự bồi thường tương xứng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những người bị nạn , đặc biệt là những người bị thương nặng, thương tật vĩnh viễn”.
Đó là yêu cầu mà Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra tại buổi làm việc, nghe lãnh đạo Công ty SamSung C&T báo cáo về công tác khắc phục hậu quả sự cố sập giàn giáo tại công trình đúc giếng chìm khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
Buổi làm việc diễn ra vào chiều tối ngày 7/4
Phải bồi thường tương xứng cả về tinh thần, vật chất
Mở đầu cuộc làm việc diễn ra vào chiều tối qua (ngày 7/4) với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, ông Jon Chang – Phó tổng giám đốc công ty, kiêm Trưởng văn phòng vùng và các thành viên đoàn công tác đại diện Công ty Sam Sung C&T Hàn Quốc một lần nữa gửi lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc đối với các gia đình nạn nhân, với tỉnh Hà Tĩnh sau sự cố sập giàn giáo đặc biệt nghiêm trọng.
Phía nhà thầu Sam Sung C&T cho biết, trong số 29 người bị thương, hiện có 8 người đã xuất viện; công ty cũng thường xuyên thăm hỏi hỗ trợ số nạn nhân đang điều trị tại các bệnh viện.
Theo con số đưa ra tại cuộc họp, các khoản thăm hỏi, hỗ trợ 42 nạn nhân trong vụ việc, tính đến thời điểm này là trên 8,9 tỷ đồng, trong đó bồi thường 513 triệu đồng mỗi trường hợp tử vong; bị thương nặng hỗ trợ 87,5 triệu đồng/người, bị thương vừa 72,5 triệu đồng/người, bị thương nhẹ 67,5 triệu đồng/người.
Bí thư Tỉnh uỷ – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ghi nhận tinh thần nỗ lực của Công ty Sam Sung C&T trong việc trực tiếp chỉ đạo, giải quyết hậu quả, khắc phục sự cố. Mặc dù vậy, ông Cự cho rằng, với sự ưu ái, hỗ trợ nhất định của địa phương trong quá trình đấu thầu và triển khai thi công, công ty cần vào cuộc tích cực hơn nữa.
“Sự cố tai nạn lao động vừa qua đã tạo ra sự dao động nhất định về niềm tin đối với một nhà thầu lớn như Công ty Sam Sung. Công ty Sam Sung C&T phải thực sự cầu thị và có trách nhiệm cao trong giải quyết hậu quả đã xảy ra; có sự bồi thường tương xứng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những người bị nạn , đặc biệt là những người bị thương nặng, thương tật vĩnh viễn” – ông Võ Kim Cự đề nghị.
Tháng 6, khuôn đúc số 2 phải hoạt động trở lại
Cùng với yêu cầu bồi thường , hỗ trợ tương xứng cho các nạn nhân, vấn đề tìm ra nguyên nhân để tránh một vụ tai nạn khác có thể xảy ra, cũng như khắc phục sự cố sớm đưa công trường đúc giếng chìm hoạt động trở lại cũng là những nội dung quan trọng được đề cập tới trong buổi làm việc.
Phía Hà Tĩnh thông tin, do các thiết bị sản xuất của nhà thầu phức tạp, quy trình công nghệ mới chưa có ở Việt Nam, việc điều tra nguyên nhân vượt quá năng lực của địa phương, nên tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị và được Bộ Xây dựng, Bộ LĐTB-XH giúp đỡ về mặt chuyên môn. Vụ sập giàn giáo là một tai nạn đặc biệt nghiêm trọng nên việc yêu cầu cơ quan điều tra quản lý chặt số lao động người Hàn Quốc có liên quan là một hoạt động nghiệp vụ bình thường nhằm phục vụ công tác điều tra.
Liên quan đến việc truy tìm nguyên nhân, lãnh đạo Công ty Sam Sung C&T Hàn Quốc cho biết, ngoài sự vào cuộc của phía cơ quan chức năng của Việt Nam, phía nhà thầu này cũng đang tích cực làm việc với đơn vị cung ứng thiết bị để xác minh nguyên nhân. Lãnh đạo Công ty Sam Sung C&T cam kết, luôn tuân thủ, sẵn sàng hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phía Việt Nam hoàn thành việc điều tra.
Nhà thầu Công ty Sam Sung C&T cam kết hợp tác đầy đủ với cơ quan chức trách Việt Nam trong việc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ sập
Về kế hoạch khắc phục sự cố, lãnh đạo Công ty Sam Sung C&T cho biết, đối với khuôn đúc số 1 (line 1) công ty sẽ đẩy nhanh kiểm tra các hệ thống an toàn và đưa vào sử dụng vào ngày 30/4/2015. Đối với khuôn đúc số 2 (line 2) do hư hỏng nặng nên công ty sẽ xử lý, nỗ lực tái hoạt động vào đầu tháng 9/2015.
Đề xuất của phía nhà thầu Công ty Sam Sung C&T không được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận. Ông Võ Kim Cự nêu, việc nhà thầu đưa ra mốc thời gian đầu tháng 9/2015 khuôn đúc số 2 mới hoạt động trở lại là quá chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của toàn dự án. Ông Cự yêu cầu, Công ty Sam Sung C&T phải nghiên cứu và xây dựng lại phương án, bằng mọi biện pháp phải đẩy nhanh tiến độ, chậm nhất là đến tháng 6/2015 phải đưa khuôn đúc số 2 đi vào hoạt động.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cam kết, Hà Tĩnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về thông quan để nhà thầu này triển khai nhập các thiết bị về sửa chữa, gia cố và thi công công trình.
Văn Dũng
Theo Dantri
Xây nhà sai phép mòn mỏi chờ cấp giấy
Các địa phương cho hay có nhiều thắc mắc trong việc xác định số tiền nộp cho phần vi phạm chưa được tháo gỡ.
Ảnh minh họa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyền có căn nhà 501/2D Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức (TP.HCM) được cấp phép xây dựng vào năm 2009. Trong quá trình thi công, bà có xây thêm một phần bán kiên cố. Tới năm 2013, bà nộp hồ sơ xin hợp thức hóa căn nhà trên.
Ách vì "chờ chủ trương chung"
Trong hồ sơ, bà Tuyền làm cam kết không yêu cầu cấp giấy chứng nhận (GCN) cho phần xây sai phép. Đồng thời sẽ tự nguyện tháo dỡ không đòi bồi thường khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Thủ Đức trả hồ sơ với lý do chưa có chủ trương xử lý vi phạm xây dựng với công trình xây dựng sai phép sau ngày 1/5/2009 (ngày Nghị định 23/2009 về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực).
Sát nhà bà Tuyền, công trình 501/2C cũng xây dựng sai phép vào tháng 8/2009 nên giờ phải chờ hướng dẫn xử lý vi phạm trước khi xét cấp GCN.
Được biết quận Thủ Đức có hàng chục trường hợp như trên và bị ách tắc từ đó đến nay. Theo giải thích của quận, hướng dẫn của liên sở Xây dựng - TN&MT năm 2010, trường hợp xây dựng sai phép từ ngày 1/7/2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực) đến ngày 1/5/2009 mà chưa xử lý dứt điểm thì được thực hiện theo Điều 15 Thông tư 24/2009 của Bộ Xây dựng.
Cụ thể, công trình vi phạm nằm trong quy hoạch dân cư ổn định mà xây dựng sai phép về số tầng, về diện tích nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận thì cho phép chủ đầu tư được giữ nguyên công trình. Cơ quan cấp giấy chỉ cấp cho phần phù hợp quy hoạch và giấy phép xây dựng.
Trên GCN sẽ ghi chú việc chủ đầu tư phải tháo dỡ phần công trình sai phép mà không được bồi thường khi thực hiện quy hoạch. "Trường hợp xây dựng sai phép tăng diện tích sau ngày 1/5/2009 không thuộc đối tượng của quy định này. Do đó chưa có cơ sở cấp GCN mà phải tạm thời chờ chủ trương chung", quận Thủ Đức thông báo.
Trường hợp oái oăm là căn nhà thuộc dự án khu dân cư Bình Hòa, phường 13, quận Bình Thạnh của bà Nguyễn Thị Lành hoàn thành năm 2012. Theo dự án, nhà bà Lành có khoảng lùi trước là 1,5m và ban công liền do nhà giáp hai đường. Thấy thiết kế như vậy chưa đẹp, bà cho xây lùi thành 1,7m để tạo khoảng sân rộng hơn và chia thành hai ban công thay vì dính liền.
Do vậy tổng diện tích xây dựng căn nhà nhỏ hơn so với thiết kế được duyệt. Thế nhưng công trình cũng không được hoàn công, cấp giấy vì xây dựng sai phép. "Nếu xây tăng diện tích thì không nói, tôi xây ít hơn cũng không được, giờ không biết xử lý ra sao", bà rầu rĩ.
Nghị định, thông tư có vẫn chưa thể làm
Không chỉ quận Thủ Đức, gần như toàn thành phố đều chưa giải quyết cho nhà xây sai phép sau năm 2009 với lý do chưa có hướng dẫn. Dù thực tế Nghị định 121/2013 và Thông tư 02/2014 của Bộ Xây dựng đã có quy định vấn đề này nhưng nhiều nơi cho rằng chưa thể thực hiện được.
Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121 quy định: Công trình vi phạm xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì nộp số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm xây dựng mà có. Số tiền phải nộp là 40% giá trị phần diện tích sai phép với nhà ở riêng lẻ và 50% với dự án đầu tư. Thông tư 02 bổ sung thêm điều kiện công trình vi phạm được nộp tiền phạt thay cho tháo dỡ là "trong quy hoạch đất này được phép xây dựng".
Thông tư 02 cũng hướng dẫn cách tính số tiền phải nộp cho phần "lợi bất hợp pháp" do vi phạm xây dựng. Nhưng các địa phương cho hay có nhiều thắc mắc trong việc xác định số tiền nộp cho phần vi phạm chưa được tháo gỡ.
Chẳng hạn như nộp ở đâu, cơ quan nào thu? Giá trị nhà dựa theo giá thị trường hay suất vốn đầu tư? Nếu tính luôn giá trị đất để tính tiền phạt thì liệu có hợp lý không hay quá cao?... Hàng loạt câu hỏi trên chưa được làm rõ, do đó Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện khoan thực hiện để chờ Bộ hướng dẫn.
Được biết hiện Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị định mới, trong đó quy định rõ về trường hợp xây dựng sai phép. Theo dự thảo, giá trị công trình sẽ căn cứ vào suất đầu tư hằng năm do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt.
Ngoài các điều kiện cũ tại Nghị định 121 và Thông tư 02, dự thảo còn thêm một số yêu cầu sau: Xây dựng trên đất phù hợp chức năng sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng được duyệt. Chiều cao công trình không vượt quá chiều cao tối đa theo quy hoạch được duyệt. Sau khi nộp phạt hành chính và nộp tiền cho phần vi phạm, công trình sẽ được xem xét cấp giấy. Tuy nhiên, đến nay chưa rõ khi nào nghị định này được ban hành, do vậy các địa phương vẫn tiếp tục dừng cấp GCN cho người dân.
Đã giải quyết, lo ngại bị "thổi còi"
Được biết tại TP.HCM có hai quận từng thực hiện cấp GCN cho công trình sai phép xây dựng trước ngày Nghị định 121 có hiệu lực (ngày 10/10/2013) sau khi chủ đầu tư nộp tiền cho phần xây dựng sai phép. "Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các địa phương triển khai Nghị định 121 và Thông tư 02 nên chúng tôi có căn cứ thực hiện để giải quyết cho người dân", đại diện một trong hai quận nói.
Vị này cho hay sau khi tính ra số tiền phải nộp, quận mời người dân đến thông báo, nếu đồng ý họ sẽ nộp và quận giải quyết cấp giấy. Quận còn lại thì chưa tính số tiền cụ thể mà chỉ yêu cầu người dân cam kết nộp khi có hướng dẫn của trung ương hoặc thành phố. Tuy nhiên, các nơi này đều đề nghị không nêu tên bởi lo ngại bị "thổi còi".
Chúng tôi biết người dân đang sốt ruột nhưng chưa thể thực hiện được vì chưa có hướng dẫn. Quận sẽ sớm có văn bản xin ý kiến thành phố và các sở, ngành về vấn đề này.
Ông Lê Xuân Tùng , Phó phòng TN&MT quận Thủ Đức.
Theo Pháp Luật TPHCM
Chủ doanh nghiệp yêu cầu tòa án bồi thường trên 8 tỷ đồng Bị khởi tố oan 7 năm, trong đó có trên 600 ngày bị tạm giam, chủ cửa hàng điện máy ở TP Trà Vinh (Trà Vinh) yêu cầu tòa án nơi đây bồi thường gần 8,3 tỷ đồng. Ngày 1/4, luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn luật sư TP Cần Thơ) nhận ủy quyền của anh Lý Quốc Nghiệp, gửi đơn đến TAND...