Phát hiện hàng loạt hoa quả TQ có “độc”
Một loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, Cục BVTV cũng đã khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng giá đỗ ngoài chợ vì mất ATTP nghiêm trọng.
Hóa chất độc có thể làm hỏng gan, thận
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi phát hiện nho, táo, lê Trung Quốc có dư lượng thuốc BVTV, đơn vị này đã nâng tần suất giám sát các lô hàng hoa quả nhập khẩu từ thị trường này.
Theo đó, trong khoảng thời gian từ ngày 10/8 đến 10/9, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm một mẫu mận tươi nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn có chứa dư lượng carbendazim và một mẫu lựu có chứa hoạt chất tubeconazole cùng carbendazim. Bên cạnh đó phát hiện thêm 2 mẫu nho tươi nhập khẩu có chứa dư lượng difenoconazole, đều cùng nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.
Nho, mận, lê, cam Trung Quốc là những mặt hàng có nguy cơ cao nhất
Ông Hào nhận định, đến nay, nho tươi nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn đang được coi là mặt hàng có nguy cơ cao về chứa hóa chất nguy hiểm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết thêm, kết quả kiểm nghiệm phát hiện các mẫu hoa quả kể trên đều có mức dư lượng hóa chất vượt mức cho phép từ 1,5-5 lần.
“Mặc dù các hóa chất vừa phát hiện không tới mức gây ung thư, nhưng khi sử dụng quá liều lượng cho phép sẽ gây các triệu chứng ngộ độc, có liên quan tới đường ruột, tiêu hóa và về lâu dài sẽ tích tụ trong cơ thể người, ảnh hưởng tới gan, thận” – ông Hồng nói.
Theo đó, sau khi phát hiện các mẫu trái cây nhiễm “độc”, Cục BVTV đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo đúng quy định về ATTP. Đồng thời, chi cục kiểm dịch tại các cửa khẩu tăng cường kiểm tra chặt chẽ và tăng tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm đối với những sản phẩm đã “dính vết” như nho tươi, lê, mận, lựu, khoai tây…
Video đang HOT
Ông Hồng cho biết, bình thường, các lô hàng nông sản khi nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ được các trạm kiểm dịch kiểm tra 10% tổng lô hàng. Song đối với những mặt hàng và doanh nghiệp đã bị phát hiện có dư lượng thì lần thứ hai phải kiểm tra 30% lô hàng.
Nếu tiếp tục có vi phạm thì sẽ kiểm tra toàn bộ 100% lô hàng. Sau ba lần kiểm tra mà vẫn phát hiện trái cây, nông sản có “độc” sẽ bắt buộc phải đình chỉ cho tới khi nào chứng minh được hàng nhập khẩu là sạch mới cho nhập trở lại.
40% giá đỗ, rau mầm nhiễm E.coli
Trong khi chất lượng nông sản nhập khẩu ngày càng nguy hiểm thì Cục BVTV lại đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của giá đỗ và các loại rau mầm dùng để ăn sống hiện nay.
Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng bày tỏ: “Cục BVTV đã lấy 50 mẫu giá đỗ và rau mầm tại Hà Nội để phân tích. Qua kiểm nghiệm, mặc dù các chỉ tiêu về thuốc điều hòa sinh trưởng, hóa chất cấm và asen vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng vi phạm về chỉ tiêu vi sinh vật lại rất đáng báo động”.
Cụ thể, qua kiểm tra đã phát hiện 40% rau sống, rau mầm, giá đỗ bị nhiễm E.coli, Samonella, Listeria là những thủ phạm gây bệnh đường ruột. Theo ông Hồng, ăn rau sống, giá đỗ hiện nay có nguy cơ về nhiễm các bệnh đường ruột, chiếm tỷ lệ cao trong các vụ ngộ độc.
Từ năm 1996 tới nay, trên thế giới đã có 46 vụ ngộ độc liên quan tới rau sống, giá đỗ. Riêng ở Nhật Bản đã từng xảy ra trường hợp hơn 10.000 người bị ngộ độc do ăn rau sống. Do vậy, ông Hồng khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại rau mầm, giá đỗ không rõ nguồn gốc, nếu dùng thì phải làm chín.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, nếu phải làm chín mới được sử dụng sẽ không còn là rau mầm, rau sống. Bởi vậy, ông Phát yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm như Cục Trồng trọt, Cục BVTV phải tổ chức kiểm tra, ngăn chặn từ nơi sản xuất để có rau xanh, nông sản thật sự sạch. “Cục BVTV nhanh chóng xây dựng “bản đồ” những khu vực trồng rau “bẩn”, có nguy cơ cao để chỉ đạo các địa phương kiểm tra, ngăn chặn ngay trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán”, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu.
Bên cạnh đó, trong tháng 9, ông Phát yêu cầu Cục BVTV lấy mẫu kiểm tra chất lượng các loại măng tươi, măng khô bán trên thị trường hiện nay. Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản kiểm tra chất lượng của thịt bò khô và cá biển xem có hay không việc sử dụng urê để bảo quản.
Kỷ luật người ra quyết định “vẽ voi”Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu, cuối tháng 9, đầu tháng 10, các đơn vị liên quan cần kiểm điểm và chịu trách nhiệm với việc ban hành Thông tư 33, 34 về quy định bán thịt lợn trong vòng 8 tiếng đồng hồ và kinh doanh trứng gia cầm phải có những tiêu chuẩn như buồng lạnh, đóng gói, khử trùng… gây phản ứng tiêu cực trong dư luận. Tùy theo cấp độ sẽ có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân liên quan.Theo 24h
Độc tố từ rau, quả Trung Quốc
Thêm 4 mẫu nho, mận và lựu Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta vừa bị phát hiện chứa dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật rất cao, có thể gây các bệnh về tim, gan, thận và thần kinh...
Thông tin này được ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh (ATVS) nông sản và vật tư nông nghiệp diễn ra sáng qua, tại Hà Nội.
Trái cây Trung Quốc ở chợ đầu mối TPHCM - Ảnh: Minh Nam
Gấp nhiều lần cho phép
Theo ông Hồng, từ ngày 10.8 đến 10.9, qua lấy mẫu giám sát tại các cửa khẩu, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Cục đã phát hiện 4 mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc vi phạm quy định về ATVS thực phẩm của Việt Nam. "Một mẫu mận tươi nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn chứa dư lượng carbendazim. 2 mẫu nho tươi nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng difenoconazole và một quả lựu chứa tubeconazole và carbendazim. Mức dư lượng phát hiện được đều vượt mức dư lượng tối đa cho phép theo quy định của Việt Nam từ 1,5 - 5 lần. Chúng tôi đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và đang tăng cường kiểm soát chất lượng rau, củ quả nhập khẩu từ Trung Quốc", ông Hồng nói.
Đây là các hoạt chất có tác dụng trừ nấm, trừ bệnh cho cây trồng... Các chất này, theo thức ăn vào cơ thể con người, tích lũy đến một ngưỡng nào đó sẽ khiến các chứng bệnh về tim, gan, thận, hệ thần kinh bộc phát
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
Trước đó, từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, Cục Bảo vệ thực vật lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác để phân tích và đã phát hiện 3 mẫu nho và khoai tây nhập khẩu của Trung Quốc có dư lượng difenoconazole và chlorpyrifos ethyl vượt 3 - 5 lần tiêu chuẩn về ATVS thực phẩm của nước ta.
"Đây là các hoạt chất có tác dụng trừ nấm, trừ bệnh cho cây trồng, dư lượng của chúng trong rau, củ, quả gây nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, chức năng của các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận... Các chất này, theo thức ăn vào cơ thể con người, tích lũy đến một ngưỡng nào đó sẽ khiến các chứng bệnh về tim, gan, thận, hệ thần kinh bộc phát", ông Hồng nói.
Kiểm soát nghiêm ngặt
Theo ông Hồng, tất cả những lô hàng mận, lựu, nho, khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép đều đã buộc phải tái xuất ngay tại cửa khẩu. Tuy vậy, từ thực tế nêu trên, Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu lấy mẫu trên 30% đối với khoai tây, lựu, mận nhập khẩu từ Trung Quốc, thay vì chỉ lấy mẫu kiểm tra 10% các lô hàng có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vào nội địa như trước nay. Riêng nho nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai phải lấy mẫu kiểm tra 100% các lô hàng. "Các đơn vị xuất khẩu phía Trung Quốc đã chủ động lấy nho, khoai tây từ các vùng chưa có lô hàng bị cơ quan kiểm dịch Việt Nam phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu vào nước ta. Chúng tôi cũng đang thực hiện việc truy xuất nguồn gốc các loại rau củ quả của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức quy định. Thậm chí, sẽ phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sang tận vùng sản xuất và chế biến tại nước xuất khẩu để kiểm tra chất lượng hàng hóa", ông Hồng cho biết.
Ngoài việc kiểm tra ở cửa khẩu, ông Hồng cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu các loại rau, củ quả của Trung Quốc và các nước khác đang bày bán trên thị trường trong nước để xác định các mối nguy và thông báo công khai cho người dân biết để có ứng xử phù hợp.
Khó phân biệt
Hiện trên thị trường bày bán nhiều loại rau, quả Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được đâu là nho, khoai tây... nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là khi người bán cố tình lập lờ về nguồn gốc. Tuy nhiên, có thể nhận dạng là mận Trung Quốc thường có hình thức bắt mắt hơn mận Việt Nam, còn lựu nhập vào nước ta chủ yếu là lựu của Trung Quốc...
Bộ trưởng nổi cáu vì các khoản phí
Tại cuộc họp nói trên 17.9, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã rất bức xúc khi đại diện Vụ Tài chính báo cáo về tình hình "lạm thu" các loại phí khiến nông dân chịu thiệt, điển hình vụ việc "1 quả trứng phải gánh 5 lần phí"... một cách chung chung, lý thuyết. "Tôi đã chỉ đạo từ tháng trước. Bộ trưởng chỉ đạo trực tiếp mà vẫn không chịu làm. Thế thì tôi họp với các anh, các chị làm gì. Các đồng chí phải đóng giả làm người đi buôn trứng thì mới ra vấn đề. Đây là việc của quốc gia, không phải việc của riêng nhà ai cả, chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc. Chúng ta kiểm tra việc thu phí là để chống lạm thu và phát hiện bất cập để điều chỉnh", ông Phát nói.
Đại diện Thanh tra Bộ đứng dậy báo cáo về việc thanh tra thực thi công vụ của lực lượng thú y sau khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ về việc cán bộ thú y bán khống giấy kiểm dịch, đưa dấu cho chủ lò mổ đóng dấu kiểm dịch... cũng bị ông Phát phê bình: "Các đồng chí đi kiểm tra về, nghe báo cáo mà tôi không thể rút ra được gì để chỉ đạo cả. Các đồng chí chỉ nói một số việc chưa tốt, nói thế là chưa đủ".
Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các cục, vụ, viện trực thuộc tiếp tục cố gắng xây dựng các văn bản pháp quy theo kế hoạch đã đề ra, lưu ý phải làm thật kỹ, đảm bảo chất lượng, rút kinh nghiệm không để xảy ra những sai sót như trong việc soạn thảo, ban hành thông tư 33 trong đó có quy định cấm bán thịt sống sau 8 giờ giết mổ, được cho là bất hợp lý, không thể triển khai thực hiện trên thực tế. "Bộ đã dừng việc thi hành các thông tư này nhưng không phải chỉ có vậy là xong. Đơn vị, cá nhân có liên quan phải kiểm điểm và chịu trách nhiệm theo đúng mức độ. Đây là trách nhiệm thi hành công vụ, đơn vị và cá nhân nào sai đến đâu sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp", ông Phát nói.
Theo TNO
Điên cuồng mốt chơi "sex tập thể" Gần đây, tầng lớp giới trẻ bắt đầu rộ lên phong trào hết sức quái đản, đó làsex tập thể. Tham gia cuộc hoan lạc theo kiểu "bầy đàn". Giới trẻ với những thú chơi điên loạn (Ảnh minh họa) Họ cùng tụ tập thuê hẳn một phòng riêng tại một nhà hang hay khách sạn, sau đó tổ chức uống rượu đến...