Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 3.000 năm, nhóm nghiên cứu hé lộ danh tính gây ngỡ ngàng qua đúng một chi tiết ở bàn chân
Bí mật ẩn giấu đằng sau bàn chân của người phụ nữ này đã khiến nhiều chuyên gia không khỏi ngạc nhiên.
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh đã tìm được hài cốt của một phụ nữ trong ngôi mộ cổ nằm gần Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc – địa điểm gắn liền với thời đại nhà Chu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng cổ xưa về hình phạt thời Trung Quốc cổ đại.
Kết quả chụp X-quang cho thấy rằng, hài cốt này thuộc về một phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 35 tuổi với bàn chân phải bị cắt cụt. Sau khi kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia đã loại bỏ giả thuyết về việc người phụ nữ này mắc những loại bệnh có thể phải cắt bỏ chân như tiểu đường, phong, ung thư bị hoặc bỏng.
Do đó, họ tin rằng đây là một trong những bằng chứng cổ xưa nhất về hình phạt chặt chân của những tù nhân phạm tội thời Trung Quốc cổ đại. Đáng chú ý, từ những nghiên cứu sinh học, họ còn cho biết người phụ nữ này vẫn sống sót thêm ít nhất là khoảng 5 năm sau khi hình phạt được thực hiện.
Cắt bàn chân là 1 trong 5 hình phạt thời cổ đại tại Trung Quốc.
Hình phạt cắt cụt một hoặc cả hai bàn chân là một tập tục được gọi là “Yue” và là một trong 5 hình phạt của Trung Quốc cổ đại – hệ thống trừng phạt hà khắc tồn tại suốt gần 1.000 năm và chấm dứt vào khoảng năm 200 trước Công nguyên.
Trong đó, 5 hình phạt (wuxing) thường bao gồm xăm mình (mo), cắt mũi (yi), chặt chân (yue), tịnh thân (gong), xử tử (dapi). Theo truyền thuyết, Hoàng đế ở triều đại nhà Hạ (thế kỷ 17 – 15 trước Công nguyên) đã áp dụng những hình phạt này bởi vì đây là những hình phạt phổ biến được sử dụng bởi các bộ lạc Miao.
Video đang HOT
Hình ảnh về 5 hình phạt thời cổ đại từ các cổ vật trong bảo tàng.
Trước đó vào năm 1999, hài cốt của một người phụ nữ cụt tay cũng đã được khai quật. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ở thời điểm bấy giờ đã không nghiên cứu kỹ về vấn đề này mà quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm những cổ vật.
Thời gian gần đây, công nghệ phát triển đã giúp các nhà khoa học xác định rõ hơn việc cắt cụt chi được thực hiện như một hình phạt. Li Nan, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh, cho biết những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã khiến việc nghiên cứu kỹ hài cốt này trở nên đáng giá hơn.
Cô cũng cho biết thêm rằng: “Có một nguyên tắc quan trọng trong hình phạt yue, đó là người phạm tội nhẹ sẽ bị chặt bàn chân trái còn người phạm tội nặng bị chặt bàn chân phải. Có vẻ như chủ nhân ngôi mộ ở Thiểm Tây đã phạm trọng tội”.
Khai quật ngôi mộ cổ nghìn năm phát hiện 3 người được chôn cùng nhau, bức tranh trên tường tiết lộ mối quan hệ mật thiết không ai ngờ
Sau khi các nhà khảo cổ tận mắt chứng kiến những hình ảnh trong ngôi mộ táng, họ vô cùng ngưỡng mộ khi nét văn hóa cổ đại hàng trăm năm về trước vẫn còn vẹn nguyên như mới.
Tháng 11/2010, đội công tác khảo cổ trong quá trình thăm dò đoạn đường Đăng Phong thuộc cao tốc Tiêu Đồng của tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã phát hiện vết tích của ngôi mộ cổ được chôn giấu dưới lòng đất.
Sau khi tiến hành kiểm tra sâu hơn, đội nghiên cứu đã phát hiện có 2 ngôi mộ táng với kết cấu lát gạch nằm cách nhau chỉ 10 mét, trong đó có 1 ngôi mộ lớn và 1 ngôi mộ nhỏ.
Trong ngôi mộ lớn mới được khai quật, chuyên gia khảo cổ đã vô cùng thất vọng khi phát hiện mộ đã bị trộm "ghé thăm" từ trước. Phòng mộ đã bị sập hư hại một cách nghiêm trọng, gần như không còn giá trị khảo cổ và chỉ thu được duy nhất một đồng tiền "Hoàng Tống Thông Bảo".
Chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra nhận định, đồng tiền này được đúc trong những năm 1039 - 1053 của thời kỳ Bắc Tống Nhân Tông. Ngôi mộ táng này cũng có thể được xây dựng trong thời gian đó.
Tiếp theo, trong quá trình khai quật ngôi mộ nhỏ, người ta vô cùng kinh ngạc khi phát hiện rằng mặc dù ngôi mộ này cách ngôi mộ lớn chỉ có 10 mét nhưng lại may mắn không bị trộm.
Điều làm cho đội khai quật kinh ngạc nhất chính là trong ngôi mộ nhỏ họ phát hiện 1 quan tài có hai bộ cốt nằm cạnh nhau với tư thế kì lạ. Ở gần đó, có một cái hốc nhỏ, trong đó chứa bộ hài cốt với nhiều mẫu xương tán loạn.
Đối với hai bộ hài cốt nằm cạnh nhau với tư thế vô cùng kì lạ đã khiến cho đội khai quật không khỏi hoang mang. Trong đó, xương chân lại xuất hiện ở vị trí ngực, cực kì khác lạ so với trạng thái tự nhiên của người bình thường.
Ngoài ra, đội khai quật còn phát hiện xung quanh tường của ngôi mộ này được bao bọc bởi những bức tường được vẽ đầy hình ảnh với màu sắc vô cùng bắt mắt. Thông qua thống kê, trên tường của phòng mộ có tổng cộng 6 bức tranh vẽ hoạt động của con người. Trang tường ở phía Tây Nam được đặt tên là "Bị Yến Đồ", vẽ cảnh 3 người hầu nữ đang chuẩn bị yến tiệc.
Tranh tường ở phía Tây Bắc được đặt tên là "Đối Ẩm Đồ", vẽ cảnh người 2 vợ chồng đang ngồi trên bàn tiệc, bên cạnh có người phụ nữ tay cầm bình rượu.
Bức tranh đối diện cửa mộ có tên là "Khải Môn Đồ", vẽ một người phụ nữ đang nấp nửa người sau cửa nhìn ra bên ngoài.
Trên trần của phòng mộ là tổ hợp các bức tranh tường nhỏ hơn thể hiện một cách hoàn mỹ những yếu tố tôn giáo của chủ mộ.
Vì không hề phát hiện bất kì vật bồi táng nào trong khu mộ cổ nên các chuyên gia ban đầu không thể nhận định được niên đại của mộ táng. Nhưng căn cứ vào phương pháp hội họa, những bức tranh tường trong mộ đa số được áp dụng kĩ thuật vẽ trắng đen, vẽ phác thảo, điền màu, loang màu,...
Đây là những phong cách hội họa đặc trưng của cuối thời Bắc Tống. Theo đó, niên đại của ngôi mộ táng này có thể là Bắc Tống. Vậy thì phần hài cốt bên trong căn phòng nhỏ là có lai lịch như thế nào?
Quan sát kĩ bức tranh tường "Đối Ấm Đồ", nhiều người đưa ra giả thuyết về thân thế và cuộc sống của chủ mộ.
Người chủ mộ lúc còn sống đã cưới một thê một thiếp. Người phụ nữ ngồi đối diện trên bàn tiệc là vợ chính và người đứng bên cạnh cầm bình rượu là vợ lẽ.
Ba người ban đầu được an táng ở địa điểm khác nhau, nhưng sau này vì một số nguyên nhân nào đó nên đã được gia tộc lấy cốt và chôn cùng một khu mộ.
Có thể vì thân phận của người vợ lẽ thấp kém, không có đủ tư cách để được nằm cùng phòng mộ với chồng nên gia tộc đã xây một phòng nhỏ bên cạnh để đặt hài cốt của vợ lẽ vào.
Ngôi mộ cổ có tranh tường thời Tống vẫn giữ được nguyên trạng và màu sắc tươi sáng vốn có. Đồng thời, sự phát hiện của ngôi mộ ba người này có ý nghĩa khảo cổ to lớn trong nghiên cứu bối cảnh đời sống, phong cách trang phục và phong tục tập quán của người dân thời Tống.
Bí mật ngôi mộ cổ của cặp đôi ôm nhau đến lúc chết Một ngôi mộ cổ mới được khai quật ở Trung Quốc khiến những người chứng kiến bất ngờ vì hai bộ hài cốt bên trong vẫn còn nguyên vẹn trong tư thế ôm nhau. Bí mật ngôi mộ cổ của cặp đôi ôm nhau đến lúc chết Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bộ xương của một người đàn ông và...