Phát hiện hài cốt hoàng đế Ai Cập có gene khổng lồ
Vị vua được xem là cao nhất của Ai Cập có chiều cao 1,75 mét, vẫn còn kém xa so với vị vua mang gene người khổng lồ.
Sọ của vua Sanakt cho thấy ông là một người khổng lồ.
Xương của một vị vua Ai Cập trị vì cách đây 4.700 năm vừa được các nhà khoa học khẳng định là dấu tích mới nhất của vua mang gene người khổng lồ.
Với chiều cao 1,85 mét, bộ xương được cho là của vị vua Sanakt có chiều cao lớn hơn nhiều kích thước trung bình của người Ai Cập. Các nhà khoa học cho biết dân Ai Cập cổ có chiều cao trung bình là 1,62 mét.
Các nhà nghiên cứu nhận định vị vua này đã mắc một hội chứng về gene, khiến kích thước cơ thể tăng đột biến. Số liệu đo đạc sọ người cho thấy vị vua Sanakt chắc chắn mắc chứng “gene của người khổng lồ”.
Hội chứng gene của người khổng lồ xảy ra do một khối u lành tính chèn ép lên tuyến yên hoặc rối loạn gene khiến hormone tăng trưởng được tạo ra liên tục. Điều này khiến người mắc hội chứng người khổng lồ cao bất thường. Việc phát hiện hội chứng này ở trẻ em là rất khó khăn vì không có dấu hiệu đặc biệt.
Video đang HOT
Công trình nghiên cứu này được tiến sĩ Francesco Galaassi đăng tải trên tạp chí chuyên ngành. Ông cho biết bộ xương được tìm thấy năm 1901 ở khu bộ Mastaba, Ai Cập. “Đây là một người đàn ông rất cao lớn, khoảng 1,85 mét và được xác định là vua Sanakt”. Giáo sư Francesco nói đây là trường hợp mới nhất và cổ xưa nhất một vị vua mang gene khổng lồ.
Vua Ramesses II, người được ghi nhận là cao nhất trong số các vị vua Ai Cập, chỉ cao 1,75 mét. Vua Ramesses sống sau thời vua Sanakt 1.000 năm.
Theo Danviet
Phát hiện Kim tự tháp 3.700 năm chứa xác ướp vua Ai Cập
Các nhà khảo cổ Ai Cập mới đây đã phát hiện kim tự tháp 3.700 tuổi ẩn dưới lớp cát dày, kỳ vọng là nơi chôn cất vị vua Ai Cập thuộc vương triều thứ 13.
Kim tự tháp Ai Cập mới được phát hiện có niên đại khoảng 3.700 năm.
Theo Daily Star, các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện lăng mộ cổ xưa của pharaoh , gần thủ đô Cairo.
Công trình này ước tính có niên đại lên tới 3.700 năm, hiện vẫn "ở trong tình trạng khá tốt". Đây được coi là nơi an nghỉ của hoàng tộc Ai Cập, thuộc vương triều thứ 13.
Kim tự tháp được xây dựng trong giai đoạn năm 1803 trước Công nguyên đến năm 1649 trước Công nguyên. Người Ai cập cổ đại được cho là đã xây dựng nên một trong những nền văn minh tiến bộ nhất trong giai đoạn này.
Hành lang bằng đá dần hé lộ trong kim tự tháp 3.700 năm tuổi, cách thủ đô Cairo 40km.
Các nhà khoa học khai quật kim tự tháp bị lãng quên cách Cairo 40km, gần kim tự tháp của pharaoh Sneferu, tại lăng mộ hoàng gia Dashur.
Phát hiện về kim tự tháp mới đến chỉ vài ngày sau khi các nhà khảo cổ Ai Cập tìm thấy một xác ướp cổ, bên bờ sông Nile ở Aswan. Bộ Cổ vật Ai Cập công bố phát hiện ngày 3.4 và cung cấp cho truyền thông những bức ảnh kim tự tháp cổ.
Trong số những thứ được tìm thấy tại khu lăng mộ hoàng gia Dahshur, có một hành lang bằng đá bên trong và một khối đá khắc 10 dòng chữ tượng hình.
Phiến đá khắc chữ tượng hình mà các nhà khảo cổ Ai Cập mới khai quật.
Các nhà khảo cổ Ai Cập sẽ tiếp tục mở rộng công việc khai quật, để xác minh liệu đây là kim tự tháp của vị vua nào.
"Kim tự tháp hiện vẫn ở trong tình trạng tốt. Chúng sẽ tiếp tục khai quật để tìm hiểu thêm về kiến trúc này", Mahmoud Afifi đến từ Bộ Cổ vật nói.
Ở một nơi khác tại Ai Cập, các nhà khoa học đang chuẩn bị mở "căn phòng bí mật" trong lăng mộ pharaoh Tutankhamun, bới hy vọng tìm thấy nơi an nghỉ của nữ hoàng Nefertiti, mẹ của vua Tutankhamun.
Theo Danviet
Bào thai con của hoàng đế Ai Cập bị nhầm là xác chim ưng Xác ướp bào thai 2.300 tuổi bị nhầm với xác chim ưng, có thể là kết quả cuộc tình bí mật của pharaoh Ai Cập và một người hầu gái. Xác ướp bào thai người niên đại 2.300 năm, từng bị nhầm suốt hàng thế kỷ là xác chim ưng. Theo Daily Mail, hồi tháng 11, các nhà nghiên cứu đã chụp cắt...