Phát hiện hài cốt được bảo quản tốt chưa từng thấy ở Pompeii
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện bộ hài cốt của một người đàn ông 60 tuổi được ướp xác một phần. Bộ hài cốt thuộc về một cựu nô lệ đã được trả tự do, theo Guardian.
Bộ hài cốt nói trên là của ông Marcus Venerius Secundio và được tìm thấy trong một ngôi mộ tại nghĩa trang Porta Sarno, Italy.
Ngôi mộ được cho là có niên đại từ nhiều thập kỷ trước khi thành bang Pompeii của La Mã bị phá hủy do núi Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công nguyên.
Theo Guardian , đây là một trong những bộ hài cốt được bảo quản tốt nhất từng được phát hiện tại Pompeii. Bộ hài cốt được ướp xác một phần với tóc và tai vẫn còn dấu hiệu tồn tại trên hộp sọ. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy Secundio qua đời vào khoảng 60 tuổi.
Một chiếc bình thủy tinh khắc tên của một phụ nữ, Novia Amabilis, có thể là vợ của ông Secundio, cũng được tìm thấy trong lăng mộ.
Các nhà khảo cổ cho biết phát hiện về bộ hài cốt của ông Secundio là điều bất thường. Bởi lẽ, trong thời La Mã, người trưởng thành thường được hỏa táng sau khi qua đời.
“Pompeii chưa bao giờ làm chúng ta ngừng kinh ngạc”, Bộ trưởng Văn hóa Italy Dario Franceschini nhận xét về phát hiện mới.
Văn bia được tìm thấy trong lăng mộ của ông Marcus Venerius Secundio ở nghĩa trang Porta Sarno, Italy. Ảnh: Guardian .
Secundio từng là người trông coi Đền thờ thần Vệ nữ ở thành Pompeii. Sau khi được giải phóng khỏi chế độ nô lệ, ông gia nhập hàng ngũ Augustales, một tầng lớp cao hơn trong xã hội Pompeii cổ đại.
Việc Secundio được chôn cất trong một ngôi mộ tử tế chứng tỏ ông đã đạt được vị thế kinh tế và xã hội nhất định trước khi qua đời.
Ngoài ra, một dòng chữ dành riêng cho ông Secundio được khắc trên phiến đá cẩm thạch ở đỉnh lăng mộ mô tả các buổi biểu diễn bằng tiếng Hy Lạp ở nhà hát Pompeii.
Gabriel Zuchtriegel, Giám đốc công viên khảo cổ Pompeii, cho biết dòng chữ này là “bằng chứng rõ ràng đầu tiên về các buổi biểu diễn tại Pompeii bằng tiếng Hy Lạp”.
Các cuộc khai quật ở nghĩa trang Porta Sarno là một dự án hợp tác giữa Công viên khảo cổ Pompeii và Đại học Valencia.
Bất ngờ phát hiện các hài cốt hóa thạch người Neanderthal gần Rome
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện hài cốt hóa thạch của 9 người Neanderthal bên trong một hang động tiền sử ở phía nam thành Rome, theo Đài NPR dẫn thông báo của Bộ Văn hóa Ý.
Mộ bộ hài cốt được tìm thấy trong hang BỘ VĂN HÓA Ý
Hài cốt cổ nhất trong số này có niên đại khoảng từ 90.000 đến 100.000 năm trước, trong khi nhóm 8 bộ hài cốt còn lại chỉ cách đây khoảng 50.000 đến 68.000 năm.
Các nhà nghiên cứu đã tìm được những hộp sọ, mảnh hộp sọ, 2 chiếc răng và những mẩu xương khác. Các hài cốt hóa thạch được phát hiện trong hang tiền sử Guattari thuộc vùng San Felice Circeo, cách Rome khoảng 90 km về hướng đông nam.
AP đưa tin một hộp sọ người Neanderthal cũng từng được khai quật ở nơi này vào năm 1939. Đánh giá về phát hiện mới, Bộ Văn hóa Ý cho rằng hang Guattari nằm trong số những địa điểm quan trọng nhất trên thế giới để người đời sau có thể nghiên cứu về lịch sử của người họ hàng Neanderthal.
Người Neanderthal tuyệt chủng khoảng 40.000 năm trước, nhưng một số đoạn gien di truyền của loài người này vẫn còn tồn tại trong bộ gien của người hiện đại.
Cuộc khảo sát hang động đã được bắt đầu năm 2019 và xoáy vào những khu vực hang chưa từng được nghiên cứu trước đó.
Bộ trưởng Văn hóa Ý Dario Franceschini gọi phát hiện mới là "cuộc khám phá phi thường", cho phép giới khoa học nghiên cứu sâu hơn về người Neanderthal.
Theo các nhà khảo cổ học, hang Guattari đã bị chôn vùi trong một vụ lở đất hoặc động đất từ rất lâu, cho phép bảo tồn môi trường giống như cách đây 50.000 năm.
Phát hiện 2 bộ hài cốt em bé nhỏ xíu nhuốm màu đỏ máu, các nhà khoa học sửng sốt khi biết câu chuyện sinh đôi cùng trứng từ 30.000 năm trước Bộ xương của hai đứa trẻ sơ sinh sống cách đây khoảng 30.000 năm được coi là bằng chứng sớm nhất được biết đến về hiện tượng sinh đôi giống hệt nhau. Ngày nay, hiện tượng sinh cùng trứng (2 đứa trẻ sinh ra giống hệt nhau) không phải là quá hiếm hoi hay quá kỳ lạ nữa. Tuy nhiên, các nhà khoa...