Phát hiện hài cốt 31.000 tuổi, bí mật gây sốc dần hé lộ
Các chuyên gia thuộc Đại học Griffith đã nghiên cứu hài cốt khoảng 31.000 năm tuổi ở Indonesia. Kết quả kiểm tra cho thấy người này có bàn chân trái đã được phẫu thuật cắt cụt. Từ đây, bí mật lớn được hé lộ.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Griffith ở Southport, Australia phát hiện bí mật lớn về hài cốt khoảng 31.000 năm tuổi được tìm thấy trên đảo Borneo của Indonesia vào năm 2020.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện hài cốt trên không bị xáo trộn trong suốt 31.000 năm. Dì vậy, họ hiện chưa thể xác định thi hài thuộc về nam giới hay phụ nữ.
Các chuyên gia phát hiện người này mất phần chân trái. Dương như phần chân này bị cắt cụt một cách có chủ ý và vô cùng cẩn thận. Ca phẫu thuật này diễn ra khi người đó ở độ tuổi thiếu niên hoặc vị thành niên. Người này tử vong khi khoảng năm 19 – 21 tuổi.
Với việc phát hiện phần chân trái bị cắt cụt có chủ đích, các chuyên gia nhận định đây có thể là trường hợp được phẫu thuật cắt chi sớm nhất lịch sử. Nếu điều này được xác thực thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của chúng ta về trình độ y tê của con người thời Đồ đá.
Trước đó, giới khoa học ghi nhận trường hợp cắt cụt chi liên quan đến một bộ hài cốt được tìm thấy ở Pháp. Người này đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ cẳng tay trái vào khoảng 7.000 năm trước.
Theo nhóm nghiên cứu, bộ hài cốt tìm thấy ở Indonesia cho thấy người này đã thực hiện phẫu thuật cắt cụt chân trái khi còn nhỏ. Sau ca phẫu thuật nguy hiểm trên, người này sống thêm từ 6 – 9 năm sau cuộc phẫu thuật trước khi tử vong.
Các nhà khoa học không phát hiện có dấu vết nhiễm trùng trong xương. Thay vào đó, họ nhận thấy sự phát triển xương mới đã hình thành trên khu vực bị cắt cụt – hiện tượng vốn cần nhiều thời gian mới diễn ra. Thêm nữa, trong khi phần còn lại của bộ xương có kích thước của người trưởng thành thì các phần xương cụt ngừng phát triển và giữ lại kích thước giống như khi bệnh nhân còn là trẻ em.
Theo suy đoán của các chuyên gia, bác sĩ đã phẫu thuật cắt cụt chân trái cho bệnh nhân khoảng 31.000 năm trước có thể đã dùng cao và các dụng cụ phẫu thuật làm từ đá. Họ dường như cũng có kiến thức chi tiết về giải phẫu và hệ thống cơ, mạch máu để tiến hành phẫu thuật thành công, đồng thời ngăn mất máu, gây nhiễm trùng và tử vong cho bệnh nhân.
Sau khi cắt cụt chi, bác sĩ chăm sóc tích cực cho bệnh nhân như vết thương có thể đã thường xuyên được làm sạch và sát trùng. Nhờ vậy, bệnh nhân sống sót sau ca phẫu thuật.
Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 3.000 năm, nhóm nghiên cứu hé lộ danh tính gây ngỡ ngàng qua đúng một chi tiết ở bàn chân
Bí mật ẩn giấu đằng sau bàn chân của người phụ nữ này đã khiến nhiều chuyên gia không khỏi ngạc nhiên.
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh đã tìm được hài cốt của một phụ nữ trong ngôi mộ cổ nằm gần Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - địa điểm gắn liền với thời đại nhà Chu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng cổ xưa về hình phạt thời Trung Quốc cổ đại.
Kết quả chụp X-quang cho thấy rằng, hài cốt này thuộc về một phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 35 tuổi với bàn chân phải bị cắt cụt. Sau khi kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia đã loại bỏ giả thuyết về việc người phụ nữ này mắc những loại bệnh có thể phải cắt bỏ chân như tiểu đường, phong, ung thư bị hoặc bỏng.
Do đó, họ tin rằng đây là một trong những bằng chứng cổ xưa nhất về hình phạt chặt chân của những tù nhân phạm tội thời Trung Quốc cổ đại. Đáng chú ý, từ những nghiên cứu sinh học, họ còn cho biết người phụ nữ này vẫn sống sót thêm ít nhất là khoảng 5 năm sau khi hình phạt được thực hiện.
Cắt bàn chân là 1 trong 5 hình phạt thời cổ đại tại Trung Quốc.
Hình phạt cắt cụt một hoặc cả hai bàn chân là một tập tục được gọi là "Yue" và là một trong 5 hình phạt của Trung Quốc cổ đại - hệ thống trừng phạt hà khắc tồn tại suốt gần 1.000 năm và chấm dứt vào khoảng năm 200 trước Công nguyên.
Trong đó, 5 hình phạt (wuxing) thường bao gồm xăm mình (mo), cắt mũi (yi), chặt chân (yue), tịnh thân (gong), xử tử (dapi). Theo truyền thuyết, Hoàng đế ở triều đại nhà Hạ (thế kỷ 17 - 15 trước Công nguyên) đã áp dụng những hình phạt này bởi vì đây là những hình phạt phổ biến được sử dụng bởi các bộ lạc Miao.
Hình ảnh về 5 hình phạt thời cổ đại từ các cổ vật trong bảo tàng.
Trước đó vào năm 1999, hài cốt của một người phụ nữ cụt tay cũng đã được khai quật. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ở thời điểm bấy giờ đã không nghiên cứu kỹ về vấn đề này mà quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm những cổ vật.
Thời gian gần đây, công nghệ phát triển đã giúp các nhà khoa học xác định rõ hơn việc cắt cụt chi được thực hiện như một hình phạt. Li Nan, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh, cho biết những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã khiến việc nghiên cứu kỹ hài cốt này trở nên đáng giá hơn.
Cô cũng cho biết thêm rằng: "Có một nguyên tắc quan trọng trong hình phạt yue, đó là người phạm tội nhẹ sẽ bị chặt bàn chân trái còn người phạm tội nặng bị chặt bàn chân phải. Có vẻ như chủ nhân ngôi mộ ở Thiểm Tây đã phạm trọng tội".
Phát hiện 40 bộ hài cốt hộp sọ đặt ở chân, chuyên gia sốc Các nhà khảo cổ khai quật được 40 bộ hài cốt với hộp sọ đặt cạnh chân tại một nghĩa trang ở Anh. Từ đây, bí mật lớn về cái chết đau đớn của họ được hé lộ. Khi tiến hành cuộc khai quật tại một nghĩa địa cuối thời La Mã ở Fleet Marston, gần Aylesbury, Buckinghamshire, Anh, nhóm nghiên cứu gồm...