Phát hiện hai bệnh ung thư cùng lúc từ dấu hiệu đau thắt lưng
Từ dấu hiệu đau thắt lưng tăng dần, ông S. quyết định đi khám. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán ông mắc cùng lúc hai bệnh ung thư, đã di căn sang xương.
Ông M.N.S (66 tuổi) vào Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội) điều trị vì đau thắt lưng. Theo người nhà, cách thời điểm vào viện 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện đau cột sống thắt lưng, triệu chứng đau tăng dần và lan xuống 2 chân, đi lại khó khăn.
Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng và cân lâm sàng, bác sĩ kết luận ông mắc hai bệnh ung thư bao gồm ung thư trực tràng cao biểu mô tuyến giai đoạn IV, ung thư phổi phải giai đoạn IIB.
Theo PGS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ ung thư phổi di căn xương là rất cao, trong khi đó ung thư đại trực tràng di căn xương chỉ khoảng 1,24%.
Các bác sĩ nội soi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.
Tuy nhiên, bệnh nhân này có khối u phổi tương đối nhỏ, không có hạch trung thất. Trong khi đó, tổn thương u trực tràng với tổn thương di căn hạch rất nhiều. Bác sĩ tiến hành sinh thiết cả 3 vị trí tổn thương u trực tràng, u phổi và u di căn xương. Kết quả cho thấy di căn là do ung thư đường tiêu hóa.
Bác sĩ Phương cho biết việc điều trị cho người có hai bệnh ung thư cần cân nhắc trên nhiều yếu tố như bệnh nào nguy hiểm đến tính mạng, bệnh nào nguy hiểm hơn, nguy cơ lan rộng hơn.
Video đang HOT
Với trường hợp ông S., tình trạng bệnh ở giai đoạn muộn, di căn xa, mục tiêu điều trị là kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Thời điểm nhập viện bệnh nhân khó chịu nhất với triệu chứng đau thắt lưng và yếu hai chân do tổn thương di căn xương. Bác sĩ ưu tiên điều trị u nguyên phát gây di căn xương và điều trị chống hủy xương.
Bác sĩ Phương cho rằng cả ung thư phổi và ung thư đại trực tràng đều có thể tầm soát và điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Với ung thư phổi, người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn và hiện tại đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây, tuổi từ 50-80 cần tầm soát bệnh. Phương pháp tầm soát ung thư phổi duy nhất được khuyến cáo là chụp cắt lớp vi tính liều thấp, quá trình chụp chỉ vài phút và không gây đau đớn. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng cũng được khuyến cáo tầm soát qua nội soi ống mềm từ năm 40 tuổi.
Bạn trẻ đau thắt lưng vùng thấp, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa
Đau lưng vùng thấp hay còn gọi là đau cột sống thắt lưng là hội chứng đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.
Tê bì từ đùi xuống cẳng chân, anh N.V.T (20 tuổi, ngụ TP.HCM) cảm giác đau khi đi lại. Sau thăm khám, kết quả chụp X-quang, cho thấy anh V.T bị đau lưng thấp do thoát vị đĩa đệm L4-5.
Khối thoát vị chèn rễ thần kinh của bệnh nhân 20 tuổi. (Ảnh: BSCC)
Tương tự anh V.T, chị M.T.H (25 tuổi, ngụ Bình Thuận), làm công việc văn phòng cũng được chẩn đoán đau lưng thấp do thoát vị đĩa đệm L4-5 sau khi chụp X-quang, MRI cột sống.
Qua khai thác bệnh sử, chị T.H cho biết mình làm công việc văn phòng đã 3 năm, thường xuyên ngồi làm việc, ít vận động. Vừa rồi, sau khi bê thùng nước thì cảm thấy nhói vùng lưng lan xuống hai chân, tình trạng đau ngày càng tăng.
Liên quan đến bệnh đau thắt lưng vùng thấp, BS.CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần Kinh, Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM, nhận định, hiện nay, đau thắt lưng không chỉ là vấn đề sức khỏe của riêng người lớn tuổi mà còn là triệu chứng thường gặp ở giới trẻ, đặc biệt là trong nhóm tuổi từ 25 - 30 tuổi.
"Do cậy sức còn trẻ nên nhiều bệnh nhân còn khá thờ ơ với triệu chứng đau mỏi cột sống. Chỉ đến khi cơn đau xuất hiện trầm trọng và kéo dài, người bệnh mới vội vàng tìm kiếm phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, một phần do tính chất công việc thường xuyên ngồi lâu, ít vận động hoặc lao động sai tư thế, nhiều bạn trẻ hằng ngày đã vô tình gây ra các áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị chấn thương hoặc thoái hóa sớm", BS Hà nói.
Theo BS Hà, triệu chứng đau thắt lưng ở người trẻ thường xuất hiện dưới dạng đau cấp hoặc mãn tính. Theo đó, đau lưng cấp là cơn đau xuất hiện đột ngột, từ 2,3 ngày đến vài tuần và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu ban đầu báo hiệu cấu trúc cơ khớp cột sống đang bị quá tải hoặc có sự sai lệch. Nếu không tích cực điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Còn đặc trưng đau lưng mãn tính với các cơn đau âm ỉ kéo dài từ 3 tháng trở lên, khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển và không thể đứng thẳng lưng. Nếu bệnh đã bước vào giai đoạn mãn tính thì quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.
Nguyên nhân đau lưng thường gặp làm việc lâu với tư thế ít thay đổi, ngồi cong lưng khiến cho các dây chằng, đĩa đệm cột sống bị chèn ép, cơ bắp bị co cứng, cản trở tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến các cơn đau nhức mỏi. Xoay vặn cột sống đột ngột, mang vác vật nặng sai tư thế có thể làm nhóm cơ và dây chằng ở lưng bị căng quá mức.
Đồng thời, các hoạt động trong sinh hoạt tưởng rất đơn giản như bê nhấc xe máy, xách xô nước, khuân vác vali,... lại có thể gia tăng áp lực khá lớn lên cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.
"Đau thắt lưng là triệu chứng báo hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, người trẻ dù có sức khỏe đến đâu cũng phải cảnh giác với các triệu chứng đau lưng xuất hiện đột ngột. Bên cạnh đó, người bệnh không nên lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm hoặc sử dụng các thuốc đắp dán không rõ nguồn gốc. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh để bệnh diễn tiến nặng hơn, sẽ rất khó điều trị", BS Hà lưu ý.
BS.CKII Kiều Mạnh Hà đang thăm khám cho bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng vùng thấp như tiêm ngoại màng cứng dưới hướng dẫn siêu âm, X-quang hoặc CT scanner. Ngoài ra có thể sử dụng sóng cao tần (RFA) dưới hướng dẫn bằng Siêu âm, X-quang hoặc CT scanner; phong bế thần kinh dưới sự hướng dẫn của CT scanner.
Bên cạnh đó, còn có các phương pháp điều trị khác như kéo giãn cột sống là phương pháp dùng lực cơ học tác động theo chiều dọc của cột sống nhằm làm giãn nở khoảng cách giữa các khoang đốt sống để đem lại hiệu quả điều trị.
Có nhiều trường hợp được chỉ định thực hiện phẫu thuật lưng, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm, thường gặp trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là nếu có đau liên tục và chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến yếu cơ.
"Sức khỏe xương khớp là yếu tố quan trọng mà tất cả mọi người nên quan tâm, kể cả những người trẻ tuổi. Nếu gặp các vấn đề như tê mỏi, đau nhức vùng cột sống lưng thì nên nhanh chóng liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm", BS Hà nhấn mạnh.
Đau bụng, người đàn ông đi khám ngã ngửa phát hiện ung thư di căn gan Vốn khoẻ mạnh, không hút thuốc lá, 3 tháng trước người đàn ông thấy đau bụng kèm rối loạn tiêu hoá, tình trạng ngày càng tăng, ông đến viện khám thì phát hiện ung thư đại tràng sigma di căn gan. Trường hợp bệnh nhân L.T.D, nam 68 tuổi ở Hà Nội là ví dụ điển hình. PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, Giám đốc...