Phát hiện gene có thể tác động đến giấc ngủ
Để hiểu được về khả năng hiếm có này, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF) trước tiên đã xác định đây là thành quả của một đột biến gen ở một cặp cha con.
Người có gene tác động giấc ngủ có xu hướng thích hoạt động nhiều hơn.
Sau đó, các nhà khoa học cố tình tạo ra đột biến di truyền nhỏ tương tự trên chuột thí nghiệm. Những con chuột này ngủ ít hơn, nhưng vẫn nhớ tốt hơn và không bị ảnh hưởng xấu nào khác, theo một nghiên cứu được vừa công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Mặc dù một loại thuốc đem lại lợi ích tương tự sẽ không xuất hiện trong thời gian gần và có thể không bao giờ thành hiện thực, nhưng ý tưởng này cực kỳ hấp dẫn: Uống một viên thuốc và bạn có thể ngủ ít hơn mà không chịu ảnh hưởng tiêu cực nào cả.
Patrick Fuller, PGS Thần kinh học tại Đại học Y Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston nói: “Tôi thấy khái niệm về một sản phẩm gene có khả năng bảo vệ người sử dụng khỏi các rối loạn hôn mê đến từ giấc ngủ bị hạn chế rất thú vị. Nếu đây là sự thật, điều này thực sự sẽ có “ý nghĩa trị liệu tiềm năng”, cũng như cung cấp một góc độ thâm nhập khác để khám phá và trả lời cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta ngủ?” – thứ vẫn còn là trong những bí ẩn lớn nhất trong khoa học thần kinh”.
Như Jamie Zeitzer, PGS của Khoa Tâm thần học và Khoa học Hành vi tại Đại học Stanford lưu ý, thường có sự đánh đổi. Ông lo lắng rằng ngay cả khi một loại thuốc như thế này có thể được sản xuất mà không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể, nó vẫn sẽ gây ra hậu quả xã hội.
Một số cá nhân có thể bị ép buộc hoặc gây áp lực phải uống thuốc để có thể làm việc nhiều giờ hơn. Ngay cả khi mọi người không còn cần ngủ nhiều như vậy, họ vẫn sẽ cần thời gian nghỉ, ông nhấn mạnh.
Tác giả cấp cao của nghiên cứu, Ying-Hui Fu, GS Thần kinh học tại UCSF cho biết rằng, vẫn còn quá sớm cho những viễn cảnh tưởng tượng như vậy. Thay vào đó, cô quan tâm đến việc hiểu rõ hơn các cơ chế của giấc ngủ lành mạnh để giúp ngăn ngừa các bệnh từ ung thư đến Alzheimer.
“Những người này ngủ hiệu quả hơn”, cô nói về cặp cha con: “Chúng ta phải mất 8 giờ ngủ để cảm thấy được nghỉ ngơi, nhưng họ chỉ mất 6 hoặc 4 giờ. Nếu chúng ta có thể hiểu tại sao họ ngủ hiệu quả hơn, chúng ta có thể sử dụng kiến thức đó để giúp mọi người đạt hiệu quả tương tự”.
Các đối tượng nghiên cứu đã tìm đến nhóm của Ying-Hui Fu. Cô sẽ không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào để bảo vệ quyền riêng tư của họ, ngoại trừ việc những người này chỉ ngủ từ 4 – 6 giờ, thay vì 7 – 9 giờ như thông thường.
Ngoài ra, Ying-Hui Fu nói, bộ đôi này và những người khác có đột biến tương tự lạc quan hơn, năng động hơn và giỏi hơn người bình thường. “Họ luôn thích trong trạng thái bận rộn. Họ không ngồi lãng phí thời gian”, cô nói.
Video đang HOT
Jerome Siegel, Giáo sư Tâm thần học tại Đại học California, Los Angeles, Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ cho biết, ông cảm thấy hài lòng với phát hiện chính của nhóm Ying-Hui Fu: Rằng gene thụ thể neuropeptide S (NPSR1) rất quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ.
Nhưng nó có thể chỉ là một mảnh nhỏ trong một quá trình rất phức tạp, ông nói thêm. Và ông không bị thuyết phục bởi mối liên hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ mà nhóm tuyên bố. Giấc ngủ có thể có nhiều chức năng, nhưng không có dấu hiệu nào, theo ông, cho thấy việc ngủ ít hơn giúp tăng cường trí nhớ hoặc nhận thức.
Cơ chế hoạt động của đột biến mới được phát hiện không hoàn toàn rõ ràng. Ying-Hui Fu và nhóm của cô đã sử dụng một đầu dò phân tử để khám phá cách protein tạo ra từ gene NPSR1 đột biến của 2 cha con khác thế nào so với tạo ra bởi một gene bình thường.
Đột biến, họ thấy, làm cho thụ thể nhạy cảm và hoạt động hơn. Các chi tiết cụ thể của quá trình đó, Ying-Hui Fu nói, vẫn cần nghiên cứu thêm.
Lê Đức
Theo Livescience/GDTĐ
8 động tác nếu tập trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon như em bé, sáng hôm sau càng thoải mái hơn
Tại sao bạn không thử thực hiện một số động tác tập đơn giản như sau đây nhỉ? Chắc chắn, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon lành vô cùng.
Bạn nằm trên chiếc giường thoải mái của mình, mong chờ một đêm dài với những giấc mơ ngọt ngào... nhưng có gì đó không ổn: Bạn không thể ngừng suy nghĩ về công việc, những thứ cần phải làm và những ý tưởng mới... Hoặc là cơ thể bạn không thể thoát khỏi sự căng thẳng tích tụ suốt cả ngày. Kết quả là bạn không thể ngủ được. Càng cố gắng đi vào giấc ngủ, bạn càng tỉnh táo. Điều này khiến bạn không những khó chịu ngay thời điểm đó mà còn vô cùng mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau.
Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh như vậy, đừng vội tìm mấy viên thuốc ngủ. Tại sao bạn không thử thực hiện một số bài tập đơn giản như sau đây nhỉ? Chắc chắn, bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời khá nhanh sau đó.
Bright Side tập hợp 8 động tác giúp bạn ngủ nhanh hơn, có giấc ngủ ngon và cải thiện thời gian nghỉ ngơi mỗi tối.
8. Động tác Đưa chân tay lên trần nhà
Kết quả: Động tác này giúp thư giãn cơ thể, loại bỏ độc tố và đánh bại chứng mất ngủ.
7. Động tác Anh hùng nghiêng
Kết quả: Động tác này giúp giảm mệt mỏi ở chân, giảm huyết áp và thoát khỏi chứng mất ngủ.
6. Động tác Con cá
Kết quả: Động tác này giúp giảm mệt mỏi mãn tính và tăng sản xuất melatonin - hormone chịu trách nhiệm cho giấc ngủ ngon.
5. Động tác Nữ thần ban đêm
Kết quả: Động tác mở hông này giúp giảm huyết áp, làm chậm nhịp tim và giảm đau đầu.
4. Động tác Em bé vui vẻ
Kết quả: Động tác này giải phóng sự căng thẳng ở lưng dưới và hông của bạn, giảm căng thẳng và lo lắng.
3. Động tác Giãn gân kheo
Kết quả: Động tác này kéo dài gân kheo của bạn và giải phóng sự căng thẳng ở lưng dưới, đó là thứ bạn cần nếu đã ngồi cả ngày.
2. Động tác Đặt chân lên tường
Kết quả: Động tác này chuyển hướng lưu lượng máu trong cơ thể và làm dịu hệ thống thần kinh của bạn cũng như giảm mệt mỏi.
1. Động tác Đứng về phía trước uốn cong
Kết quả: Đảo ngược phần thân trên của bạn theo cách này có thể làm dịu hệ thống thần kinh và thư giãn cột sống.
Hãy ghi nhớ: Những bài tập này nên là việc cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ. Nếu bạn không muốn làm hỏng hiệu ứng, đừng kiểm tra điện thoại, bật TV hoặc ăn một bữa ăn nhẹ vào đêm khuya sau khi thực hiện chúng.
Theo Helino
Nhiều người thường đặt đồ điện tử ở đầu giường mà không ngờ nó lại gây hại cho sức khỏe và tính mạng Đôi khi những thứ xung quanh giường ngủ của bạn có thể trở thành mối nguy hại nghiêm trọng cho tính mạng chứ không đơn thuần chỉ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ rối loạn giấc ngủ toàn cầu hiện nay đã lên tới 27%. Vì vậy, nếu bạn ngủ không sâu giấc...