Phát hiện gây sốc dưới đáy Biển Đen
Các nhà nghiên cứu có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng ở độ sâu 150-200 mét chỉ có các sinh vật xuất xứ sulfide hydrogen. Sự sống đã được phát hiện ở độ sâu kỷ lục 1.960 mét.
Đoàn thám hiểm quốc tế phát hiện có sự sống dưới đáy Biển Đen ở độ sâu 2 km.
Trước đây, các nhà khoa học chưa bao giờ tìm được các sinh vật sống ở độ sâu 200 mét, nên họ tin chắc rằng dưới đáy biển không có sự sống.
Video đang HOT
Đoàn thám hiểm tiến hành một nghiên cứu về đa dạng sinh học của vùng Biển Đen để gìn giữ môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học từ Gruzia, Ukraine và năm quốc gia EU đã xem xét các lớp sâu thềm lục địa của bờ Biển Đen.
Các nhà nghiên cứu có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng ở độ sâu 150-200 mét chí có các sinh vật xuất xứ sulfide hydrogen. Sự sống đã được phát hiện ở độ sâu kỷ lục 1.960 mét.
Theo Danviet
Nga tính toán gì khi điều siêu tên lửa S-400 đến Crimea?
Trung đoàn các tổ hợp tên lửa hiện đại S-400 "Triumph" sẽ được triển khai trên bán đảo Crimea từ tháng 8.2016.
Theo Trung tá Evgeny Oleynikov, Phó chỉ huy Trung đoàn tên lửa 18 Sư đoàn tên lửa phòng không 31, vị trí đóng quân mới của trung đoàn sẽ là thành phố Feodosiya.
S-400 "Triumph" (mã định danh của NATO SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao và tầm trung thế hệ mới với khả năng tiêu diệt mọi phương tiện không kích hiện đại.
Như chuyên gia quân sự Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" nêu nhận xét trong cuộc phỏng vấn của đài Sputnik, ngày nay bản chất các cuộc chiến hiện đại đã thay đổi về nguyên tắc. Giới quân sự tập trung những nỗ lực chính vào lĩnh vực chiến tranh không trung-vũ trụ, sử dụng các vũ khí chính xác cao.
"Đòn đánh đầu tiên trong các cuộc chiến quy mô lớn sẽ áp dụng vũ khí chính xác cao, không quân mang các loại tên lửa điều khiển, các tên lửa hành trình phóng trên bộ, trên biển và trên không. Xu hướng này được đánh dấu rõ trong tất cả các chiến dịch mà Hoa Kỳ và các đồng minh tham gia gần đây, như hoạt động chiến sự ở Iraq, Libya và Nam Tư. Cùng với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật quân sự, xu hướng này sẽ tăng lên. Các hệ thống phòng không và chống tên lửa ngày nay có tầm quan trọng then chốt đáp ứng sự phòng vệ vững chắc. Chính vì điều này, giới lãnh đạo quân sự của Nga đã quyết định triển khai hệ thống tên lửa S-400 trên lãnh thổ Crưm nhằm bảo vệ hiệu quả bán đảo trước bất cứ cuộc tấn công nào," ông Igor Korotchenko nói.
Theo chuyên gia quân sự, S-400 có khả năng đối phó với toàn bộ các mối đe dọa hiện đại.
"Chúng ta thấy rằng, trong những tháng gần đây trên Biển Đen xuất hiện hoạt động tích cực của hải quân loạt các nước thành viên NATO đặc biệt là Mỹ, họ trước đây không hiện diện với quy mô lớn như vậy trong khu vực. Giờ đây, đó là hiện thực mới. Cần lưu ý là các tàu khu trục, tàu tuần dương hiện đại của Mỹ trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, các loại hình vũ khí chính xác cao. Việc bố trí các S-400 chính là để đảm bảo khả năng đối phó, trong đó có đòn tấn công bằng vũ khí chính xác cao của NATO từ phía biển," ông Igor Korotchenko nói.
Theo chuyên gia quân sự, việc triển khai S-400 trên bán đảo Crimea là một động thái mạnh mẽ của Nga.
"Đây là một động thái quân sự-chính trị rất mạnh mẽ từ phía Nga. Bằng cách này đảm bảo sự bất khả xâm phạm qui chế của Crưm, như một phần không thể tách rời của Nga. Lãnh thổ Crưm được bảo vệ vững chắc trước các loại vũ khí hiện đại, có nghĩa căn cứ Hạm đội Biển Đen, các đô thị và cơ sở hạ tầng quan trọng của Crưm được bảo vệ an toàn," ông Igor Korotchenko khẳng định.
Theo Danviet
Nga phá vỡ kế hoạch của NATO và Mỹ ở Biển Đen Tạp chí Forbes nhận định, Nga đang tăng cường các nguồn lực nhằm củng cố vị thế của nước này ở Biển Đen, trong bối cảnh Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thường xuyên đưa tàu chiến tới khu vực này tập trận. Theo tạp chí Forbes, thời gian gần đây, Mỹ ngày càng cho...