Phát hiện đợt bùng phát tia gamma của sao từ Messier 82
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 24/4, các nhà khoa học đã phát hiện các đợt bùng phát tia gamma của ngôi sao từ Messier 82, tức M82.
Thiên hà Messier 82. Ảnh: NASA
Đây là đợt bùng phát tia gamma ở ngôi sao có khoảng cách xa nhất. Các tia gamma được giải phóng trong chỉ 1/10 giây lượng năng lượng mà Mặt Trời phát ra trong khoảng 10.000 năm.
Các nhà khoa học cho biết cho đến nay mới chỉ quan sát được 2 đợt bùng phát tia gamma khổng lồ trong Ngân hà, vào các năm 2004 và 1998, và 1 đợt bùng phát trong thiên hà Đám mây Magellan Lớn vào năm 1979.
Nhà vật lý thiên văn Sandro Mereghetti thuộc Viện vật lý thiên văn quốc gia Italy (INAF) tại Milan, tác giả chính của nghiên cứu cho biết các đợt bùng phát khổng lồ là sự kiện rất hiếm gặp. Ngân hà chứa ít nhất 30 ngôi sao từ, có thể nhiều hơn, song chưa phát hiện được các đợt bùng phát khổng lồ.
M82, biệt danh là “thiên hà xì gà” vì khi nhìn ngang có hình dáng một điều xì gà dài, cách Trái Đất 12 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ursa Major. Một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng đi được trong 1 năm, tương đương 9.500 tỷ km.
Video đang HOT
Cho đến nay, bùng phát tia gamma khổng lồ của ngôi sao từ M82 là khoảng cách xa nhất được biết đến, song không phải là mạnh nhất. Bùng phát mạnh nhất được phát hiện năm 2004.
Sự ra đời "quái vật" siêu khổng lồ xanh, sáng gấp 10.000 lần Mặt Trời
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã vén màn bí ẩn về nguồn gốc của "quái vật" cực đoan của vũ trụ - những ngôi sao siêu khổng lồ xanh.
Theo Space.com, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Vật lý thien văn Canarias (IAC - Tây Ban Nha) đã tìm được manh mối cho thấy các ngôi sao "quái vật" siêu khổng lồ xanh được tạo ra khi 2 ngôi sao trong một hệ sao đôi xoắn ốc với nhau và hợp nhất.
Sao siêu khổng lồ xanh là những ngôi sao lớp B, sáng hơn ít nhất 10.000 lần, nóng hơn 2-5 lần và nặng hơn 16-40 lần so với Mặt Trời của chúng ta.
"Quái vật" siêu khổng lồ xanh có thể ra đời từ 2 ngôi sao hợp nhất - Ảnh đồ họa
Trong vũ trụ, những ngôi sao càng nóng thì càng có màu sắc ngả về xanh. Ngược lại, những ngôi sao "mát" hơn thì có màu sắc trắng hơn; "mát" hơn nữa thì ngả vàng, cam...
Loại sao có nhiệt độ thấp nhất là những ngôi sao lùn đỏ, nếu không tính đến các "ngôi sao thất bại" gọi là sao lùn nâu - một vật thể nằm lưng chừng giữa trạng thái sao và hành tinh.
Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sau màu vàng lớp G, tức độ sáng, nhiệt độ ở mức trung bình.
Vì vậy, có thể tưởng tượng những ngôi sao siêu khổng lồ xanh lớp B là một loại sao hết sức cực đoan. To lớn, nóng bỏng, nhưng chúng cũng là những kẻ yểu mệnh: Phát triển nhanh, lụi tàn nhanh.
Trong nhiều năm, câu đố về quá trình ra đời của các quái vật cực đoan này vẫn là ẩn số.
Theo mô hình vừa được chứng minh, các nhà khoa học đã xoáy vào điểm vô lý trong bản chất của các sao siêu khổng lồ xanh: Lẽ ra ngôi sao càng nặng thì càng có khả năng cao có bạn đồng hành, nhưng dạng quái vật này luôn lẻ loi.
Vì vậy, lời giải thích hợp lý nhất: chúng là thành quả của một vụ sáp nhập.
Phân tích 59 sao siêu khổng lồ xanh từ Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà vệ tinh của thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất trú ngụ, các nhà khoa học đã vẽ lại cuộc đời của các quái vật vũ trụ này.
"Chúng tôi đã mô phỏng sự hợp nhất của các ngôi sao khổng lồ đã tiến hóa và các sao đồng hành nhỏ hơn theo nhiều thông số, có tính đến sự tương tác và hòa trộn của hai ngôi sao trong quá trình hợp nhất" - tác giả chính cn từ IAC cho biết.
Những ngôi sao được hoài thai được cuộc hợp nhất này đã bắt đầu cuộc sống mới với nhịp độ rất nhanh, thành công lớn trong việc tái tạo bề mặt.
Các kết quả mới có thể là bước tiến lớn để giải quyết các câu đố còn lại liên quan đến dạng quái vật vũ trụ cực đoan này, cũng như số phận của chúng sau khi cạn năng lượng và chết đi, tạo thành sao neutron hay lỗ đen.
Phát hiện tia vũ trụ cực mạnh tới Trái Đất từ ngoài Dải Ngân hà Các nhà khoa học vũ trụ, đang nghiên cứu về nguồn gốc bí ẩn của các tia vũ trụ mạnh mẽ, đã phát hiện ra hạt năng lượng cao cực hiếm mà họ tin rằng đã tới Trái Đất từ bên ngoài Dải Ngân hà. Năng lượng của hạt hạ nguyên tử này không thể thấy bằng mắt thường, tương đương với việc...