Phát hiện đột biến mới của virus SARS-COV-2 dễ lây lan hơn, gây khó khăn cho quá trình tìm vaccine
Theo một nghiên cứu mới, virus SARS-COV-2 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, hơn 4 tháng trước đã bị đột biến và một chủng mới phổ biến ở Mỹ dường như còn dễ lây lan hơn.
Một chủng mới của virus corona được tìm thấy thậm chí còn dễ lây lan hơn phiên bản gốc.
Chủng mới của virus virus SARS-COV-2 bắt đầu lan rộng ở châu Âu vào đầu tháng 2 trước khi di cư sang các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và Canada, rồi lan tới toàn cầu vào cuối tháng 3, theo báo cáo dài 33 trang của các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos.
Nếu virus corona không giảm vào mùa hè như cúm theo mùa, nó có thể gây đột biến hơn nữa và có thể làm hạn chế hiệu quả của vaccine đang được các nhà khoa học trên thế giới phát triển. Một số nhà nghiên cứu vaccine đã sử dụng trình tự gen của virus do cơ quan y tế phân lập từ đầu mùa dịch.
Video đang HOT
“Đây là một thông tin gây bất lợi”, leo Bette Korber, một nhà sinh học tại Los Alamos và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. “Tuy nhiên, xin đừng chán nản. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos đã ghi nhận sự đột biến này và tác động của nó đối với việc lây nhiễm vì một nỗ lực toàn cầu của những người thử nghiệm lâm sàng và các nhóm thử nghiệm – những người tạo ra các chuỗi virus mới (SARS-CoV-2) trong cộng đồng địa phương một cách nhanh nhất có thể”.
Nghiên cứu vẫn chưa được đánh giá nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý thông tin về sự đột biến của virus là mối quan tâm khẩn cấp khi hơn 100 loại vaccine đang được xem xét trong quá trình phát triển để ngăn chặn COVID-19.
Đầu tháng 3, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết họ phát hiện ra rằng hai loại virus SARS-COV-2 khác nhau có thể gây lây nhiễm trên toàn thế giới.
Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 3 tháng 3, các nhà khoa học tại Trường Khoa học Đời sống của Đại học Bắc Kinh và Viện Pasteur của Thượng Hải đã phát hiện ra rằng một loại virus corona mới mạnh hơn đã chiếm khoảng 70% trong số các chủng được phân tích, trong khi 30% có liên quan đến một loại ít hung hăng hơn. Chủng hung hăng và gây tử vong mạnh hơn phổ biến trong giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu của Los Alamos, với sự giúp đỡ của các nhà khoa học tại Đại học Duke và Đại học Sheffield ở Anh, đã có thể phân tích hàng ngàn chuỗi virus corona được thu thập bởi Global Initiative on Sharing All Influenza Data (GISAID) – Tổ chức Sáng kiến chia sẻ toàn bộ dữ liệu về Cúm mùa có trụ sở tại Đức. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được 14 đột biến.
Đột biến tác động đến protein gai, một cơ chế đa chức năng cho phép virus xâm nhập vào vật chủ.
Nghiên cứu trên được hỗ trợ bởi Hội đồng nghiên cứu y tế, Viện nghiên cứu sức khỏe và nghiên cứu bộ gen quốc gia (Mỹ).
Chuyên gia: lây nhiễm không triệu chứng - điểm mấu chốt khiến Covid-19 lan ra toàn cầu
Theo 1 giáo sư Trung Quốc tại 1 đại học Mỹ, tình trạng không triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 khiến bệnh này lây lan toàn cầu.
Các trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng bệnh có thể là một trong những nguyên nhân khiến Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu. Đây là nhận định của ông Trương Hồng Đào (Zhang Hongtao), Phó giáo sư Trung Quốc của Đại học Pennsylvania Hoa Kỳ.
Ông Trương Hồng Đào tại một sự kiện ở tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: Sohu.
Theo ông Trương Hồng Đào, người bệnh sau khi mắc Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) thường xuất hiện triệu chứng khá nhanh và tương đối điển đình, nên được kiểm soát và cách ly ngay thời kỳ đầu phát bệnh.
Ông lấy ví dụ, nếu trên một chuyến bay có bệnh nhân nhiễm các chứng bệnh trên, ai đó bị lây thì ngay khi còn trên máy bay hoặc vừa xuống máy bay lập tức bắt đầu sốt, như vậy có thể kiểm soát và cách ly ngay, giúp hạn chế sự lan truyền của virus.
Trong khi đó, với SARS-CoV-2, người bệnh sau khi nhiễm virus chưa kịp có triệu chứng đã trở thành nguồn lây bệnh. Rất hiếm trường hợp nào sau khi nhiễm virus được phát hiện ngay. Loại virus này có tới trên 3 ngày ủ bệnh, do vậy chuyên gia này cho rằng, "một trong những nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát toàn cầu có thể là do sự lây nhiễm không triệu chứng của SARS-CoV-2".
Theo ông, sự di chuyển của con người càng lớn, các loại bệnh truyền nhiễm sẽ bùng phát càng nhanh và có khả năng nhanh chóng lây ra toàn cầu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng tới phạm vi hoạt động của các loài sinh vật. Sự thay đổi nhiệt độ có thể đã tác động tới môi trường sống của dơi, làm chúng thay đổi nơi cư trú. Đây là điều đáng được nghiên cứu thảo luận.
Chỉ trong vòng chưa tới 17 năm đã có tới 3 loại virus corona gây bệnh xuất hiện, gồm SARS-CoV, MERS-CoV và SARS-CoV-2, trong khi khoảng cách giữa SARS-CoV với MERS-CoV là 10 năm, còn MERS-CoV và SARS-CoV-2 chỉ có 6 năm, thời gian ngày càng rút ngắn, do vậy chuyên gia này cho rằng, việc xuất hiện những loại virus mới, cũng như việc con người phải sống chung với virus và vi khuẩn là điều không thể tránh khỏi./.
Mùa hè có đẩy lùi được Covid-19? Những tháng nóng nhất trong năm sắp đến làm dấy lên hy vọng vi rút sẽ bị diệt trừ khi nhiệt độ tăng cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn nghi ngại về dự đoán này. Biển Đồ Sơn (Hải Phòng) chiều 30.4 - ẢNH MINH HỌA: LÊ TÂN Bộ An ninh nội địa Mỹ phát hiện virus dưới dạng những...