Phát hiện đĩa cổ ở nơi nghi chôn cất vua Quang Trung
Một chiếc đĩa cổ nằm ở độ sâu 1,5 m vừa được các nhà khảo cổ tìm thấy tại hố đào thăm dò khu vực gò Dương Xuân, nơi nghi chôn cất vua Quang Trung.
Sáng 12/10, đoàn thăm dò khảo cổ học đã phát hiện một đĩa ngọc tại hố đào trước chùa Vạn Phước ( Trường An, TP Huế).
Chiếc đĩa có đường kính hơn 10 cm, được phát hiện dưới hố sâu hơn 1,4 m. Đây là hiện vật nguyên vẹn nhất được tìm thấy đến nay tại 5 hố đào khu vực ấp Bình An, nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng từng có cung điện Đan Dương. Phía trước đĩa có một chữ tiếng Trung. Mặt sau đĩa không có họa tiết gì, niên đại chưa được xác định.
Chiếc đĩa cổ còn nguyên vẹn. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo các nhà nghiên cứu, việc phát hiện đĩa ngọc góp phần củng cố thêm tư liệu phục vụ thăm dò tại gò Dương Xuân.
Trước đó, tại hố thăm dò số 5 tại nhà dân địa chỉ 13/120 Điện Biên Phủ, các nhà khảo cổ phát hiện một lớp đá chồng xếp lên nhau. Tại hố thăm dò ở chùa Thuyền Lâm, cán bộ khảo cổ cũng tìm thấy một om vỡ và một số gạch, ngói vỡ.
Video đang HOT
Lớp đá được phát hiện tại hố số 5 của một nhà dân. Ảnh: Võ Thạnh.
PGS.TS Bùi Văn Liêm – Viện phó Viện Khảo cổ học cho biết, nhiều hiện vật đã được phát hiện tại 5 hố như đồng, sắt, sành, sứ có dấu hiệu của công trình kiến trúc. Tuy vậy, cơ sở để kết luận có tồn tại thành quách, cung điện hay mộ táng ở khu vực này chưa rõ ràng nên cần tiếp tục thăm dò.
Niên đại những hiện vật đang được xác định.
Võ Thạnh
Theo VNE
Ngày đầu khảo cổ nơi nghi chôn cất vua Quang Trung
Ngày 7/10, Viện Khảo cổ học cùng Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên-Huế bắt đầu đào hố thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân, nơi được một nhà nghiên cứu cho là nơi chôn cất vua Quang Trung.
Trong ngày đầu tiên tiến hành khảo cổ học gò Dương Xuân, đoàn khảo cổ đã đào 3 hố trong tổng số 5 hố mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép, gồm: 2 hố trong khuôn viên chùa Vạn Phước, 1 hố tại nhà ông Nguyễn Hữu Ánh, mỗi hố rộng khoảng 4m2.
Tại mỗi hố đào khảo cổ có các cán bộ chuyên môn giám sát việc thu thập hiện vật để đánh giá.
Tại hố khảo cổ trước chùa Vạn Phước, một số gạch vỡ đã được giữ lại.
Các nhà chuyên môn đánh số thứ tự từng mẫu vật phát hiện được và cho vào bao ni lông để bảo quản.
Hố khảo cổ phía sau vườn chùa Vạn Phước.
Việc đào khảo cổ được tiến hành thủ công với cuốc, xẻng.
Khuôn viên nhà ông Nguyễn Hữu Ánh là một trong những địa điểm được chọn để đào hố thăm dò khảo cổ.
Theo ông Nguyễn Hữu Ánh, trước đây khi làm nhà, ông đã phát hiện nhiều lớp gạch cổ. Tại nơi đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tìm thấy nhiều hiện vật mà ông cho rằng là vật liệu làm nên cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn.
Theo PGS.TS Bùi Văn Liêm, Viện Phó Viện Khảo cổ học Việt Nam, tùy vào lớp đất của hố thăm dò mà tiến hành đào với độ sâu khác nhau. Các hố sẽ đào xuống lớp sinh thổ, lớp đất mà con người chưa có tác động vào. Chỉ đào xuống lớp đất này thì mới đánh giá được khảo cổ.
Tại 3 hố đang tiến hành đào thăm dò khảo cổ, đoàn đã thu thập được nhiều hiện vật và giữ lại để phân tích niên đại.
Võ Thạnh
Theo VNE
Thăm dò khảo cổ nơi nghi chôn cất vua Quang Trung Gò Dương Xuân, nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng xưa kia tồn tại cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn, cũng là nơi chôn cất vua Quang Trung, sẽ được thăm dò khảo cổ. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế phối hợp với...