Phát hiện đèn cổ 1.700 năm tuổi, báu vật của Israel
Hiện vật này, có niên đại 1.700 năm thời kỳ La Mã cổ đại, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống văn hóa và tôn giáo của người Do Thái thời bấy giờ.
Chiếc đèn 1700 năm tuổi được khai quật ở Jerusalem. Ảnh: Cơ quan Cổ vật Israel
Một chiếc đèn dầu gốm cổ hiếm hoi, được trang trí với các biểu tượng linh thiêng của Đền Thờ gồm cây đèn bảy ngọn (menorah), xẻng hương (incense shovel), và cành chà là (lulav), đã được phát hiện gần Núi Ô-liu trong một cuộc khai quật của Cơ quan cổ vật Israel (IAA).
Hiện vật này, có niên đại 1.700 năm thời kỳ La Mã cổ đại, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống văn hóa và tôn giáo của người Do Thái thời bấy giờ.
Dựa trên các dấu vết bồ hóng còn sót lại trên vòi, chiếc đèn này từng được sử dụng để thắp sáng cách đây gần hai thiên niên kỷ.
Video đang HOT
Ong Michael Chernin, giám đốc khai quật của IAA, chia sẻ: “Tác phẩm nghệ thuật tinh xảo trên chiếc đèn, đặc biệt khi nó được tìm thấy còn nguyên vẹn, khiến đây trở thành một phát hiện nổi bật và cực kỳ hiếm”.
Ông Chernin giải thích thêm: “Cây đèn bảy ngọn, xẻng hương, và cành chà là là những biểu tượng gắn liền sâu sắc với Đền Thờ của người Do Thái. Phát hiện này đặc biệt đáng ngạc nhiên vì chúng ta có rất ít bằng chứng về sự hiện diện của người Do Thái tại Jerusalem trong giai đoạn này. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bar Kochba bị đàn áp vào năm 135 Công Nguyên, người Do Thái đã bị trục xuất khỏi thành phố. Chiếc đèn này là một trong số ít hiện vật vật chất cho thấy sự tồn tại của người Do Thái gần Jerusalem vào thế kỷ thứ 3-5 Công Nguyên”.
Các nhà khảo cổ cho biết, chiếc đèn này được xác định thuộc loại “Beit Nattif”, một phong cách gắn liền với xưởng sản xuất được phát hiện vào những năm 1930 gần Beit Shemesh. Phần vòi và vai của đèn có các họa tiết hình học, trong khi trung tâm hiển thị chi tiết cây đèn bảy ngọn trên đế ba chân.
Theo ông Benjamin Storchan, nhà khảo cổ học của IAA, những chiếc đèn dầu trang trí hình cây đèn bảy ngọn là cực kỳ hiếm, chỉ có vài mẫu vật tương tự được lưu giữ trong kho báu quốc gia của Israel.
Ông Storchan nhấn mạnh rằng việc lựa chọn các biểu tượng trên chiếc đèn không phải là ngẫu nhiên.
“Hiện vật này là minh chứng thú vị cho cách mà các vật dụng hàng ngày mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc đối với cư dân Jerusalem cổ đại. Chiếc đèn này có khả năng thuộc về một người Do Thái, người đã chọn nó vì sự kết nối tâm linh và như một cách tưởng nhớ đến Đền Thờ”.
Phát hiện này không chỉ mang giá trị khảo cổ mà còn là một minh chứng sống động cho văn hóa và di sản tôn giáo của người Do Thái cách đây hàng ngàn năm.
Bộ trưởng Israel đến thăm khu phức hợp đền thờ gây tranh cãi với Palestine
Ngày 26/12, Bộ trưởng An ninh Israel Itamar Ben Gvir đã đến thăm khu phức hợp đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa mà Israel gọi là Núi Đền ở Jerusalem - thánh địa thiêng liêng đối với cả người Do Thái và người Hồi giáo.
Động thái này đã vấp phải phản ứng của Chính quyền Palestine và Jordan.
Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa/Núi Đền ở Jerusalem. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong thông điệp trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Ben Gvir đăng tải hình ảnh của mình tại địa điểm linh thiêng này trong điều kiện an ninh được đảm bảo. Ông Ben Gvir cũng cho biết đã "cầu nguyện" để các con tin đang bị giam giữ ở Dải Gaza nhanh chóng được trả tự do và an toàn trở về Israel.
Khu đền Al-Aqsa/Núi Đền nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập sau đó. Khu vực này là tâm điểm của nhiều làn sóng bạo lực giữa người Do thái tại Israel và người Hồi giáo.
Theo quy ước lâu nay, người Do Thái và những người không theo đạo Hồi được phép thăm khu phức hợp trong những giờ nhất định, nhưng không được phép cầu nguyện tại đó. Vì vậy, việc ông Ben Gvir đến khu phức hợp này được cho là có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và Palestine.
Chính quyền Palestine đã bày tỏ sự phản đối đối với chuyến thăm của ông Ben Gvir tới khu đền, đồng thời cho rằng hành động cầu nguyện tại địa điểm này có thể gây căng thẳng đối với cộng đồng người Palestine và Hồi giáo.
Trong tuyên bố ngày 26/12, Bộ Ngoại giao Jordan cũng phản đối chuyến đi của ông Ben Gvir tới khu đền nói trên.
Số vụ tấn công người Do Thái tại Berlin tăng kỷ lục Theo phóng viên TTXVN tại Đức, báo cáo mới nhất của Hiệp hội Liên bang các Cơ quan Nghiên cứu và Thông tin về bài Do Thái (RIAS) đã phản ánh tình hình an ninh của cộng đồng người Do Thái tại Berlin. Người dân biểu tình chống chủ nghĩa bài Do Thái tại Cổng Brandenburg, Berlin, Đức. Ảnh: AFP Theo đó, số...