Phát hiện dấu vết ‘rồng anh – rồng em’ bí ẩn in hình trên sân đình?
Nhiều tháng nay, người dân và chính quyền thôn Yên Nội, xã Tiến Ngoại, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vẫn chưa lý giải được sự xuất hiện kỳ lạ của hai hình rồng ở sân đình Miễu.
Hai dấu rồng in mình trên nền sân bê tông
Xuất hiện dấu rồng kỳ lạ
Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi tìm về làng Miễu, nơi xuất hiện hai hình rồng trên nền sân đìnhbằng bê tông. Các cụ cao niên trong làng cho biết, đình Miễu, thôn Yên Nội có từ lâu đời, thờ hai vị Thành hoàng làng là hai anh em Đông Bảng và Lã Nga. Tương truyền, hai ngài khi xưa là tướng tài giúp vua đánh giặc giữ nước.
Đình làng Miễu nơi hai dấu rồng in mình trên nền sân bê tông
Đến năm 1962, khi Pháp sang xâm lược Việt Nam, ngôi đình bị dỡ bỏ, lấy gỗ làm phòng học cho học sinh. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, đầu năm 2012, đình mới được xây dựng lại. Trước khi khánh thành, ngày 3/12/2012, sân đình được đổ bê tông, nhưng đến 18h tối mới đổ được nửa 2/3 diện tích thì thợ hồ nghỉ. Thật kỳ lạ, sáng hôm sau khi đội thợ hồ đến hoàn thành phần còn lại thì phát hiện trên phần bê tông mới đổ chiều qua xuất hiện hình hai con rồng rõ nét. Thấy lạ, họ hô hào người dân đến xem.
Dẫn chúng tôi vào xem thực tế hai hình rồng, ông Lưu Trung Sơ, 78 tuổi, người sống cạnh đình, cho biết: “Trước đây đình Miễu và đễn Mẫu là hai nơi linh thiêng nhất trong làng, ai đi qua cũng phải xuống dắt xe, bỏ mũ, nón xuống. Nếu làm trái về sẽ bị ốm đau, phải mang lễ đến xin ngài tha tội mới khỏi. Những người hô hào dỡ đình, chùa khi xưa cũng bị ốm đau sau phải ra xin ngài tha tội mới khỏe mạnh trở lại”.
Video đang HOT
Cụ Lưu Trung Sơ, 78 tuổi, sống sát đình Miễu kể những câu chuyện kỳ bí cho phóng viên nghe.
Theo quan sát của phóng viên, hình mà người dân nơi đây cho là giống hai hình rồng vẫn còn khá rõ nét trên nền sân bê tông. Một hình rồng dài khoảng 3,5m, đường kính rộng 10cm, một hình rồng dài khoảng 2m và đường kính gần 3cm, đầu hai hình rồng hướng vào trước cửa đình.
Ông Lưu Tôn Tô, trưởng thôn Yên Nội kể lại sự việc kỳ lạ trên: “Nhận được tin báo của người dân, tôi vội vàng đến xem. Khi đến đã thấy hàng nghìn người dân kéo đến xem chật kín sân đình. Ngay sau đó, tôi vội vàng gọi điện báo lên chính quyền địa phương”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sự xuất hiện kỳ lạ của hai hình rồng trên khiến dư luận nơi đây trở nên xôn xao và đặt ra nhiều nghi vấn. Nhiều người cho rằng, hai vị Thành hoàng làng cưỡi rồng về ban phúc trước khi khánh thành đình mới. Nhưng trái lại, nhiều người lại nghi ngờ và cho rằng đây chỉ là một sự ngẫu nhiên do con vật nào đó bò qua để lại hình giống hình rồng. Thậm chí có người còn cho rằng, ai đó cố tình tạo ra để thêu dệt nên câu chuyện thần bí.
Cận cảnh một đoạn hình rồng in hình trên sân đình làng Miễu.
Theo lời ông Tô, nhiều cụ cao niên trong làng cho rằng, hai hình rồng này thuộc rồng thời Lý. Nhiều nhà sư cho rằng hình rồng xuất hiện là một điềm lạ. “Tôi nghe bà Thấm (58 tuổi) người cùng thôn kể lại, bà ấy thường xuyên gặp các ngài ở đình. Đêm trước khi phát hiện hai hình rồng bà Thấm bảo nằm mơ thấy hai ngài Thành hoàng làng cưỡi rồng hạ xuống sân đình”, ông Tô cho hay.
Lý giải những băn khoăn
Là người trông nom đình Miễu, ông Lưu Tôn Hứa giãi bày: “Từ ngày phát hiện hai hình rồng, ngày nào người dân trong làng và nơi khác cũng kéo đến xem. Mỗi người nói một kiểu. Nhiều người cho rằng hai hình rồng là rồng anh – rồng em, người lại bảo là rồng mẹ – rồng con về ban phúc, người lại nói là rắn hay con vật gì đó bò qua để lại hình”.
Để bảo vệ hai hình rồng kỳ lạ, ngay từ khi phát hiện, chính quyền địa phương đã xây hai hàng be dọc theo hình rồng và dùng kính trắng che bên trên.
Tiếp câu chuyện, ông Lưu Tôn Tô phân trần: “Tôi không mê tín nhưng sự xuất hiện của hai hình rồng là một điều rất khó lý giải. Chính quyền xã với huyện cử người xuống nhưng xuống họ cũng chỉ xem thôi chứ không đưa ra nhận định gì cả. Hơn nữa, theo quan sát của tôi thì đây khó có thể là hình vẽ của ai đó được vì nếu thế sẽ để lại nhiều vết chân và dấu vết khác. Và cũng không thể do con vật nào bò qua để lại hình như thế này được. Chính quyền địa phương chúng tôi kiên quyết đấu tranh để tránh tình trạng một số kẻ xấu lợi dụng hiện tượng này, truyền bá tâm linh, mê tín dị đoan. Rất mong các cơ quan chức năng sớm thẩm định để lý giải sự kỳ lạ này.”.
Ngay từ khi phát hiện, chính quyền cơ sở đã cho xây hai hàng be dọc theo chiều dài hai hình rồng và dùng kính trắng che bên trên để bảo vệ.
Theo Xahoi
Phá bức bình phong "xấu xí" trước lăng vua Ngô Quyền
Chiều ngày 13/3, bức bình phong có hình "quái vật" trước cửa lăng vua Ngô Quyền đã được đập bỏ. Đôi rồng trên lăng cũng được tô lại màu ghi, hệ thống nước thải được tháo dỡ.
Bức bình phong được phá bỏ (Ảnh: N. Hinh)
Thông tin từ cụ Dương Hữu Số - cụ thủ từ lăng vua Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội), việc trùng tu lăng vua Ngô Quyền với tổng số vốn gần 30 tỉ đồng (trong đó có 30% vốn của gia tộc họ Ngô) đã được thi công và tạm dừng trước Tết Nguyên đán vì thiếu vốn.
Việc trùng tu bao gồm mở rộng khuôn viên, xây dựng hệ thống nước thải, tô màu đôi rồng trên lăng bằng những màu sắc sặc sỡ làm mất vẻ cổ kính vốn có... Trong đó bức bình phong trước cửa lăng được dựng sát và quá cao che mất lăng, đặc biệt trên bức bình phong còn có hình hổ nhưng được nhận xét là "báo lai chó sói", xấu xí như... "quái vật", gây phẫn nộ trong dân chúng, đặc biệt là gia tộc họ Ngô.
Nhân dân trong làng đã kịch liệt phản đối kiểu "trùng tu" lăng nói trên. Một số người dân tại đây cho biết, việc đập bỏ bức bình phong vào đầu giờ chiều ngày 13/3 đã được thống nhất trong một cuộc "họp kín" vào khoảng 11 giờ sáng cùng ngày với sự có mặt của nhiều người, trong đó có ông Phạm Hồng Sơn - Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, cụ Dương Hữu Số - thủ từ lăng và chủ thầu trùng tu lăng vua Ngô Quyền.
Tô màu lại cho đôi rồng (Ảnh: N. Hinh)
Hệ thống nước thải được phá dỡ. (Ảnh: N. Hinh)
Cụ Dương Hữu Số cho biết, khi thực hiện trùng tu lăng vua Ngô Quyền, đơn vị thi công đã xây dựng bức bình phong, đường dẫn nước thải phía sau lăng và xây nhà cho cụ thủ từ ở phía sau hậu cung là những việc không được sự đồng ý của chính cụ.
Quỳnh Nga - Nguyễn Hinh
Theo Dantri
Trạm thu phí bỏ hoang thành... "cái bẫy" trên QL 1A Dưng hoat đông đã gần 1 năm nhưng tram thu phi Nam Câu Gie nằm trên QL 1A, đoạn qua địa bàn xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, Ha Nam, vân năm ngôn ngang, xộc xệch trên đường, gây nguy hiểm cho cac phương tiên tham gia giao thông. Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ nằm trên QL1A, thuộc địa bàn xã Duy...