Phát hiện đầu tượng bằng đá cẩm thạch của hoàng đế La Mã
Đầu tượng của hoàng đế đầu tiên cai trị Đế quốc La Mã là một phát hiện khảo cố quan trọng, góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của đế quốc La Mã trong khu vực.
Một đầu tượng bằng đá cẩm thạch của hoàng đế Augustus, người trị vì đầu tiên của Đế quốc La Mã, vừa được tìm thấy tại Isernia, miền Trung Italy, theo CNN.
Nhà khảo cổ học Francesco Giancola dẫn đầu nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra tượng cổ vào ngày 29/4. Ông đã tìm thấy cái đầu khi đang phục hồi và trùng tu một bức tượng từ thời trung cổ bị đổ do mưa lớn vào năm 2013.
Đầu tượng hoàng đế Augustus được phát hiện. Ảnh: MIBACTmolise/Facebook.
“Khi chúng tôi đang đào phía sau bức tường, bỗng nhiên tôi thấy đất có màu sắc bất thường”, ông cho biết.
Sau đó, nhóm của ông tiếp tục đào và một khối đá cẩm thạch xuất hiện. Nhờ vào hình dạng mái tóc và đôi mắt, nhà khảo cổ Giancola nhận ra đây là một phần của bức tượng hoàng đế Augustus. Ông ngay lập tức gọi cho chính quyền và Bộ Di sản Văn hóa Italy.
Đầu tượng có chiều cao 35 cm, có thể có niên đại từ giữa năm 20 trước Công nguyên đến năm 10 sau Công nguyên.
“Đây là một khám phá rất quan trọng, nhưng chúng tôi không biết tại sao nó lại ở đây”, Maria Diletta Colombo, một nhà khảo cổ học, nhận xét.
Video đang HOT
Một số đồng nghiệp của cô đã khóc vì vui sướng khi họ khám phá ra đầu tượng, Colombo nói thêm. Đó là khoảnh khắc cô nói rằng cô sẽ nhớ mãi.
Đầu có khả năng đã được tách ra khỏi một bức tượng cao hơn 2 m. Loại đá cẩm thạch của đầu tượng cùng loại với chất liệu mà nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo đã sử dụng. Michelangelo cũng đã tạo nên bức tượng của hoàng đế Augustus.
Isernia còn được gọi là Aesernia trong thời cổ đại. Đây là quê hương của người Samnites. Sau đó, vùng đất này bị La Mã biến thành thuộc địa. Thị trấn Isernia từng bị phá hủy một phần trong Thế chiến II nhưng đã được xây dựng lại.
“Isernia có một lịch sử rất cổ xưa. Có những di tích khảo cổ bên dưới toàn bộ thành phố. Cuộc khai quật cũng tìm thấy những ngôi mộ thời trung cổ và các hiện vật đất nung”, thị trưởng Isernia Giacomo D’Apollonio cho biết.
Đầu tượng có khả năng sẽ được đặt trong bảo tàng Santa Maria delle Monache, thuộc thị trấn Isernia.
Caesar Augustus (63 TCN – 14 SCN) là hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại. Ông đã thay thế nền cộng hòa La Mã bằng một nền quân chủ hiệu quả, đồng thời đem lại hòa bình, ổn định cho La Mã trong suốt 41 năm trị vì. Tên Augustus và Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này. Đồng thời, tháng Tám (August) được đặt theo tên ông.
Phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Đấu trường mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như Đấu trường La Mã ở Rome, nơi tổ chức các trận đấu của đấu sĩ với sức chứa khoảng 20.000 người.
Đấu trường La Mã nổi tiếng ở Italia
Nhắc đến đấu trường La Mã người ta thường hay nói đến khu vực rộng lớn có sức chứa hàng chục nghìn người với thiết kế cổ kính, đẹp mắt ở Italia. Nhưng mới đây các nhà khảo cổ phát hiện ra một đấu trường La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ, rất giống ở đấu trường nổi tiếng ở Roma nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.
Đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ từng tổ chức các trận đấu của đấu sĩ khoảng 1.800 năm trước với sức chứa 20.000 người.
Trong khi đó, đấu trường La Mã ở Rome bắt đầu xây dựng vào năm 70 sau Công nguyên, thời hoàng đế Vespasian, có sức chứa tổng cộng khoảng 50.000 đến 80.000 khán giả.
Các nhà khảo cổ xác định vị trí đấu trường giữa đống đổ nát của thành phố cổ Mastaura, tỉnh Aydin. Đấu trường đã bị chôn vùi một phần và bị che khuất bởi thảm thực vật.
Khu vực phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tòa nhà có các phòng chờ dành cho những đấu sĩ và phòng dành cho du khách. Toàn bộ di tích được bảo quản trong tình trạng tốt.
Cũng giống như đấu trường La Mã ở Italia, đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây theo dạng hình tròn, thay vì hình bán nguyệt đặc trưng của nhiều công trình cổ đại.
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz thuộc Đại học Adnan Menderes, người đứng đầu nghiên cứu cho biết phát hiện lần này có một không hai.
Sedat Akkurnaz nói: "Đây là ví dụ duy nhất tồn tại rất vững chắc như vậy ở Anatolia. Công trình kiến trúc rất khó phát hiện vì bị cây bụi, cây dại che khuất nhiều. Phần lớn diện tích đấu trường nằm dưới mặt đất, được bảo quản tốt. Đấu trường rất chắc chắn như thể vừa được xây dựng. Trong khi đó, phần còn lại của công trình ở trên mặt đất, bao gồm một số hàng ghế của đấu trường và những bức tường chống đỡ bên ngoài. Kỹ thuật xây dựng mái vòm của kiến trúc La Mã trông rất ổn".
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz cũng giải thích rằng đấu trường là nơi tổ chức những trận đấu của đấu sĩ và cả động vật hoang dã. Gần thành phố cổ Mastaura, có nhiều thành phố lớn ở phía tây Anatolia như Aphrodisias, Miletus, Priene, Magnesia và Ephesus. Do vậy, người dân từ các thành phố lân cận cũng hay đến Mastaura để được tận mắt chứng kiến các cuộc đấu.
Một phần bức tường của đấu trường cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Các chuyên gia tin rằng đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng dưới thời của vương triều Severan, trong đế chế La Mã.
Dòng dõi hoàng gia này gồm có Caracalla khét tiếng, cha của ông là Septimius Severus, người đã chết ở York sau khi chiến dịch chinh phục Scotland.
Nhà khảo cổ Sedat Akkurnaz nói: "Chúng tôi không biết chính xác vị hoàng đế là ai. Nhưng qua kỹ thuật xây bằng đá, cách xây dựng của tòa nhà, tôi cho rằng cùng thời với triều đại Severus. Trong triều đại này, thành phố Mastaura rất phát triển và giàu có. Cũng trong giai đoạn này các quản trị viên La Mã giúp đỡ thành phố rất nhiều. Đó là sự gia tăng đáng kể về số lượng và sự đa dạng tiền xu Mastauran trong thời kỳ này".
Mặc dù đấu trường ở Mastaura không thể sánh ngang với công trình ở Rome về quy mô nhưng đây vẫn là khu vực đáng chú ý.
Sedat Akkurnaz cho biết: "Ở giai đoạn này, rất khó để xác định chính xác hoặc gần đúng lượng khán giả. Ước tính ban đầu của chúng tôi có khoảng 15.000 đến 20.000 người. Các đấu sĩ có phòng chờ riêng, khán giả ưu tiên có phòng giải trí".
Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, họ sẽ tiến hành phương pháp bảo tồn những phần có nguy cơ hỏng cao nhất. Theo Sedat Akkurnaz, có những vết nứt trên các bức tường của công trình, một số viên đá đang rơi ra.
Kho báu đầy ắp tiền La Mã cổ phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ Một chiếc bình cổ cất giấu khoảng 651 đồng tiền bạc thời La Mã mới được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kho báu đầy ắp tiền La Mã cổ phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ Các nhà nghiên cứu phát hiện ra kho báu cổ gồm 651 đồng xu La Mã ở thành phố Aizanoi, Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều chi tiết...