Phát hiện Covid-19 qua hệ thống nước thải
Nhiều cơ sở tại Mỹ đang dùng phương pháp kiểm tra chất thải để phát hiện các bệnh truyền nhiễm như Covid-19 trước khi xuất hiện triệu chứng.
Nhân viên công ty cấp thoát nước tại thành phố Oakland, bang California lấy mẫu trong hệ thống nước thải để đi xét nghiệm Covid-19. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Kể từ khi mở cửa trở lại vào mùa hè năm ngoái, Đại học California tại thành phố San Diego (Mỹ) đã áp dụng phương pháp kiểm tra chất thải để phát hiện mầm bệnh, theo CNN ngày 13.8. Việc kiểm tra theo dõi và cảnh báo sớm hệ thống chất thải có thể giúp phát hiện sớm 85% ca bệnh trong các khuôn viên trường đại, theo một nghiên cứu sắp được công bố của giáo sư Rob Knight và các nhà khoa học khác tại Đại học California tại thành phố San Diego.
Phát hiện sớm Covid-19
Theo CNN, các nhà nghiên cứu sẽ lấy mẫu từ các đường ống chất thải của mỗi tòa nhà riêng lẻ, thu thập dữ liệu chi tiết để có thể suy ra số người nhiễm bệnh đang sống hoặc làm việc ở đó. Khi phát hiện virus Corona trong chất thải, sinh viên, nhân viên và giảng viên sẽ được đưa đi xét nghiệm, điều này cho phép nhà trường xác định và cách ly những cá nhân bị nhiễm bệnh trước khi xuất hiện triệu chứng. Đây cũng có thể được coi là hệ thống cảnh báo sớm cho các đợt bùng phát.
Virus gây bệnh Covid-19 lây nhiễm sang nhiều loại tế bào trong cơ thể, bao gồm cả những tế bào ở đường hô hấp và ruột. Dấu hiệu di truyền của virus sẽ đi vào phân và bị cơ thể bài tiết ra vài ngày trước khi họ xuất hiện triệu chứng. Qua phân tích mẫu chất thải, các nhà nghiên cứu có thể sớm phát hiện người nhiễm bệnh và cảnh báo sớm, giúp ngăn chặn lây nhiễm.
Virus corona gây Covid-19 có thể đã lây lan ở Mỹ từ cuối năm 2019
Hồi tháng 7, khi các nhà nghiên cứu tại thành phố Davis, bang California nhận thấy lượng virus tăng lên trong một số dòng nước thải ở khu vực lân cận, họ đã gửi cảnh báo bằng tin nhắn văn bản và treo biển báo trên cửa của 3.000 ngôi nhà để kêu gọi họ đi xét nghiệm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận thấy phương pháp này rất hứa hẹn nên đã tạo ra một cơ sở dữ liệu liên bang về các mẫu nước thải, biến dữ liệu thô thành thông tin có giá trị cho các sở y tế địa phương. Phương pháp này cũng có thể theo dõi các bệnh truyền nhiễm khác và các loại mầm bệnh kháng thuốc kháng sinh.
Áp dụng rộng rãi
Trước nay, phương pháp phân tích mẫu chất thải để phát hiện mầm bệnh chủ yếu sử dụng cho mục đích khoa học. Năm 2013, Israel đã sử dụng phương pháp xét nghiệm nước thải để ngăn chặn đợt bùng phát bệnh bại liệt. Trước đại dịch Covid-19, một số cộng đồng ở Mỹ cũng đã lấy mẫu nước thải để tìm ra loại thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) mà người dân trong cộng đồng của họ đang sử dụng, một dịch vụ do công ty Biobot (Mỹ) chuyên về dịch tễ học dựa trên nước thải cung cấp.
Từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương tìm nhiều cách nhưng không thể kêu gọi nhiều người dân đi xét nghiệm. Do đó, một số nơi đã đăng ký chương trình xét nghiệm chất thải do Biobot thực hiện.
Bà Amy Kirby, nhà vi trùng học thuộc CDC hy vọng rằng vào cuối năm tới, chương trình giám sát liên bang sẽ được sử dụng để kiểm tra một loạt virus, vi khuẩn như E. coli, salmonella, virus dạ dày norovirus và một loại nấm kháng thuốc có tên là Candida auris, đã trở thành mối đe dọa tính mạng trên toàn cầu.
Khi việc lấy mẫu nước thải diễn ra trên khắp thế giới, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ bắt đầu gửi viện trợ cho các nhà máy xử lý nước thải địa phương vào mùa thu năm 2020 để thực hiện chương trình này. Biobot cũng đang thực hiện xét nghiệm nước thải của tối đa 30% dân số Mỹ, dự kiến tiến hành đến cuối tháng 8.
Hiện nay, có ít nhất 25 nhà máy xử lý nước thải ở California đang tham gia vào chương trình và nhiều nhà máy khác đang nhận tiền từ CDC, làm việc với các trường đại học địa phương hoặc tự trả chi phí cho việc xét nghiệm của họ.
Mỹ phát hiện ca bệnh nấm nguy hiểm chết người có thể "kháng mọi loại thuốc"
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo về một số ca mắc bệnh nấm Candida auris nguy hiểm chết người và "kháng mọi phương pháp trị liệu hiện có".
Ảnh minh họa (Ảnh: getindianews).
The Hill đưa tin, các chuyên gia y tế công cộng đang bày tỏ lo ngại về một số ca bệnh nấm Candida auris tại Mỹ. Đây là bệnh đã từng xuất hiện ở Mỹ vào năm 2013, nhưng các ca bệnh mới gây lo ngại sâu sắc vì nó có khả năng kháng mọi loại thuốc điều trị hiện có.
Các ca bệnh mới này được ghi nhận ở viện dưỡng lão tại Washington DC và 2 bệnh viện tại Texas từ tháng 1 tới tháng 4 năm nay.
Theo CDC Mỹ, bệnh Candida auris là loại nấm men thường tấn công những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Cơ quan này cũng cho hay, các cụm bệnh nhân mới bị phát hiện mắc bệnh nấm đánh dấu lần đầu tiên Mỹ ghi nhận các trường hợp lây nhiễm nấm Candida auris từ người sang người.
Các cụm dịch mới phát hiện ở 2 thành phố dường như không liên quan tới nhau. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày ở toàn bộ các cụm dịch là 30%.
"Đây thực sự là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân bị kháng thuốc như vậy và các bệnh nhân dường như lây chéo cho nhau", quan chức CDC Meghan Lyman nhận định.
Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc nấm Candida auris tại các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn. Những người đã nhập viện trong thời gian dài, hoặc những người phải đặt ống thở, ống truyền thức ăn, hoặc ống thông tĩnh mạch là nhóm có nguy cơ nhiễm nấm cao nhất. Nó có thể gây nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng máu và dẫn tới tử vong.
CDC kêu gọi các nỗ lực giám sát và kiểm soát nhiễm trùng với nấm Candida auris để ngăn chặn sự lây lan thêm của mầm bệnh. CDC cũng thừa nhận họ chưa có đủ dữ liệu để đưa ra phương pháp chữa trị cho các ca bệnh kháng tất cả mọi loại thuốc.
Quan chức Lyman cũng cảnh báo, những trường hợp mắc Covid-19 nặng và phải sử dụng tới các biện pháp điều trị tích cực kể trên có nguy cơ mắc nấm Candida auris cao hơn.
COVID-19 có thể thúc đẩy sự lây lan của "siêu nấm" kháng thuốc Brazil đã báo cáo những trường hợp đầu tiên bị nhiễm một loại nấm gây chết người với tên gọi Candida auris (C. auris) và đang ngày càng trở nên kháng thuốc chống nấm. Quốc gia này đã cảnh giác cao độ về bệnh nấm này kể từ năm 2016, khi đợt bùng phát đầu tiên ở châu Mỹ được báo cáo tại...