Phát hiện con gái ngồi với bạn khác giới, cha mẹ bất ngờ kéo đến làm hành động khiến người xem “nóng mặt”
Cách hành xử của bậc cha mẹ khiến người xem cảm thấy khó hiểu,
Nếu có 1 việc học trò muốn thử nhất trên đời thì chắc có lẽ là yêu. Yêu thời cấp 3 khác hẳn với đại học, khi cảm giác vừa trong sáng lại không phải suy nghĩ nhiều về tiền bạc.
Nhưng yêu sớm thì rất dễ bị phụ huynh cấm cảm vì cho rằng tác động xấu đến tâm lý lẫn kết quả học tập. Và sự việc mới đây được chia sẻ trên mạng xã hội là một ví dụ, khi cách hành xử của bố mẹ khiến dân mạng nổ ra không ít tranh cãi.
Phát hiện con gái ngồi uống nước với bạn trai, cha mẹ có hành động gây tranh cãi
Theo đó qua video cho thấy, hai bạn học trò nam nữ đang ngồi trong quán trà sữa thì phụ huynh đột nhiên xuất hiện. Họ là bố mẹ của nữ sinh, và khi thấy con mình tụ tập đã liên tục mắng mỏ cặp đôi giữa nơi đông người.
Người mẹ liên tục trách mắng, dùng lời lẽ khó nghe trong khi ông bố thì giơ tay chỉ chỏ về phía đôi bạn. Khi cả hai đứng dậy để thanh minh, bạn nam giải thích sự việc thì lại bị mắng lại. Sau đó, người mẹ đã dắt con gái về, nhất quyết không cho ở lại với người bạn khác giới.
Ngay lập tức trên mạng xã hội đã đưa ra nhiều quan điểm về cách ứng xử của 2 vị phụ huynh trong trường hợp này. Liệu cách làm của họ có phù hợp không?
Cha mẹ nữ sinh liên tục mắng mỏ cặp đôi (Ảnh cut từ clip)
Theo quan điểm của dân mạng, dù cặp đôi có đang yêu nhau hay không, thì việc cha mẹ mắng con giữa nơi đông người là điều không nên. Vì như vậy rất dễ tổn thương tâm lý. Và bằng chứng là trong video, rất nhiều người đã bị thu hút bởi cuộc cãi vã, thậm chí có người còn quay lén đăng lên mạng xã hội.
Cha mẹ hoàn toàn có thể xử lý nhẹ nhàng hơn. Tốt nhất ở thời điểm đó là nên đưa cặp đôi đến một nơi kín đáo, khuyên nhủ nhẹ nhàng. Độ tuổi mới lớn có lòng tự trọng và sự bồng bột rất cao, nên việc bị mắng mỏ giữa nơi đông người sẽ khiến cặp đôi nảy ra suy nghĩ tiêu cực, thậm chí phản lại cách giáo dục của cha mẹ.
Cha mẹ quan tâm đến con cái, tất nhiên là điều đúng, nhưng việc để con bị bẽ mặt nơi đông người là điều không bao giờ nên làm. Nhất là với tuổi cấp 3 đang định hình tính cách, thì việc này chỉ khiến mối quan hệ gia đình thêm xấu đi.
Và bản thân học sinh cũng nên hiểu, không được phép để chuyện tình cảm của bản thân ảnh hưởng đến chuyện học. Có rất nhiều cách thuyết phục cha mẹ, và cách làm hiệu quả nhất là chứng minh chuyện tình của mình có lợi cho việc học bằng cách: Rủ nhau cùng tiến, chăm chỉ học hành, không để điểm số sa sút… Có như vậy thì bạn mới không phải dấu diếm chuyện tình cảm của mình trước gia đình.
Con mới học mẫu giáo đã thẽ thọt: "Con muốn kết hôn với bạn ấy", bố mẹ đừng hốt hoảng hay trêu chọc mà phải bình tĩnh làm như sau
Một ngày đẹp trời, con gái tôi chạy về nhà và hào hứng kể với mẹ: "Con yêu bạn ấy nhiều lắm mẹ ạ",..
Barbara Rainey (Mỹ) là một bà mẹ 6 con. Rainey đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về nuôi dạy, giáo dục trẻ thời niên thiếu. Giống như nhiều đứa trẻ khác, các con của Rainey cũng từng có những cảm xúc lãng mạn, rung động với bạn khác giới khi mới chỉ là những đứa trẻ. Từ kinh nghiệm của mình, bà mẹ này đã đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh về việc: Nên ứng xử thế nào khi con "yêu sớm"? Bài viết được đăng trên trang New York Times của Mỹ:
"Một ngày đẹp trời nọ, cô con gái bé nhỏ 4 tuổi của tôi trở về nhà từ mẫu giáo. Con chạy ngay đến với tôi, với một đôi mắt lấp lánh và hồi hộp kể về bạn nam cùng lớp: "Con yêu bạn ấy nhiều lắm mẹ ạ".
Tôi bối rối và thử thay đổi chủ đề. Nhưng một chốc con lại quay lại và nói say sưa về "tình yêu" bé nhỏ ấy. "Con cảm thấy thích bạn, con cảm thấy xấu hổ, con cảm thấy nhớ bạn",...
"Con thích bạn ấy lắm mẹ ạ". (Ảnh minh họa)
Tôi băn khoăn và lo lắng thực sự. Tôi phải nói điều gì với con? Liệu rằng trẻ con bây giờ phát triển quá sớm? Tôi có nên ngăn cấm con tiếp tục tình cảm này? Nếu cũng gặp trường hợp như tôi thì đây là chính giải pháp. Cụ thể các chuyên gia tâm lý và nuôi dạy trẻ đã chỉ ra cách bố mẹ cần ứng xử trong tình huống này:
Hãy tin trẻ - một cách hoàn toàn, chân thành
- Trẻ em có thực sự yêu?
Giáo sư tâm lý học Amanda Rose (Đại học Missouri - Mỹ) là một chuyên gia nghiên cứu về tình bạn và các mối quan hệ đồng trang lứa trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Bà đã nghiên cứu những sở thích, mối quan hệ lãng mạn ở trẻ em từ lớp 3 đến lớp 5. Theo đó một nửa trong số những đứa trẻ tham gia khảo sát cho biết có bạn trai hoặc bạn gái - tỷ lệ đó giảm dần khi trẻ lớn hơn.
Sự khác biệt là trẻ nhỏ ít có khả năng có quan hệ tình cảm hai chiều với nhau hơn so với thanh thiếu niên. Một đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học khó biết mình được bạn khác thích đơn phương.
Tiến sĩ Rose nói: "Những tình cảm "yêu đương" ở trẻ nhỏ đơn giản chỉ là "crush" (một thuật ngữ không chính thức cho cảm giác của tình yêu lãng mạn hoặc thuần khiết, thường được cảm nhận trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên)".
Không ít bậc cha mẹ khi nghe con kể chuyện từng thích một bạn nào đó ở lớp thường hồi tưởng lại chính những cảm xúc đầu đời của mình khi còn nhỏ. Chúng ta của thời thơ ấu cũng từng "crush" một bạn khác giới và hình ảnh đấy giờ được tái hiện ở con.
Theo Tiến sĩ Rose tình yêu của trẻ nhỏ giống như một phương pháp trẻ học cách thực hành kỹ năng xã hội, giống như trẻ chơi xe cứu thương hay chơi đồ hàng... Trẻ mô phỏng những việc người lớn làm và mình sẽ làm khi lớn hơn.
" Trong nghiên cứu về sự phát triển xã hội và nhận thức của trẻ em, tình yêu của trẻ nhỏ và nhiều hành vi khác được xem là rất quan trọng. Trẻ học hỏi, thử đóng vai trò của người lớn, tập các kỹ năng xã hội, kỹ năng của mối quan hệ. Tất nhiên đối với trẻ em, trải nghiệm này xảy ra ở mức độ rất thô sơ", Tiến sĩ Rose nhận định.
Deborah Roffman - chuyên gia giáo dục về tình dục học nổi tiếng người Mỹ cho biết cảm giác "crush" là "một phần của sự phát triển bình thường, khi những đứa trẻ bắt đầu nhìn nhận nhau theo những cách hơi khác một chút".
Tình yêu của trẻ nhỏ giống như một phương pháp trẻ học cách thực hành kỹ năng xã hội. (Tranh vẽ: Đẩu Phùng)
Greg Smallidge - chuyên gia giáo dục tình dục độc lập tại Seattle, Mỹ chia sẻ: " Tôi nhớ mình cũng từng "crush" cô giáo lớp hai của mình. Tuy nhiên tình cảm yêu thích đơn thuần của trẻ vốn bình thường nhưng đôi khi lại khiến bố mẹ lo lắng. Bởi nó chạm vào nỗi sợ hãi của cha mẹ.
Tình dục, chắc chắn không dành cho trẻ em! Nhưng tình yêu và sự lãng mạn có thể dành cho tất cả mọi người, bất kỳ ai từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi".
Cho phép và xác thực tình cảm của trẻ
Là một người viết về giáo dục giới tính, tôi thường được mời phát biểu trong các trường học. Tôi đã gặp những bậc cha mẹ lo lắng khi con họ có những hành động lãng mạn với những đứa trẻ khác. Chẳng hạn như nắm tay, những nụ hôn, cái ôm. Một số trẻ còn hùng hồn tuyên bố: "Con muốn kết hôn với bạn ấy!". Những điều này làm cha mẹ sợ hãi, cho rằng nó không đúng với lứa tuổi.
Tất cả những lo lắng ấy đều trái ngược với những gì tôi đã quan sát về cách tiếp cận giáo dục giới tính của Hà Lan. Trong đó nhấn mạnh đến các mối quan hệ lành mạnh và bình thường hóa những rung động đầu đời của trẻ.
Khi nghiên cứu vấn đề tình dục học đường ở Hà Lan - một trong những quốc gia bình đẳng giới và lành mạnh nhất thế giới, tôi thấy rằng những người nói tiếng Hà Lan sử dụng thuật ngữ "verliefd zijn" - "đang yêu" - với mức độ tin cậy như nhau đối với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
Thay vì gạt bỏ và phủ nhận tình cảm của trẻ, hãy hỏi về cảm xúc của con. (Tranh vẽ: Đẩu Phùng)
Đối với người Mỹ, "yêu" thường dành cho thanh thiếu niên lớn tuổi và người lớn. Người Mỹ sử dụng những thuật ngữ như "puppy love" hoặc "crazy boy " (tình yêu con trẻ, tình yêu cún con) cho thanh thiếu niên, trẻ nhỏ.
Thay vì gạt bỏ và phủ nhận tình cảm của trẻ, bà Roffman cho rằng chỉ cần thể hiện sự thấu hiểu và lắng nghe trẻ. Hãy hỏi trẻ: "Ồ, vậy là con thích và có tình cảm đặc biệt với bạn đó phải không?". Câu nói này sẽ là cầu nối khiến con cởi mở và chia sẻ với bố mẹ về cảm xúc của mình, cả trong hiện tại và tương lai.
Tiến sĩ Rose cũng đề nghị bố mẹ cần tôn trọng cảm xúc của trẻ cho dù đôi khi nó hơi ngớ ngẩn. Đồng thời bố mẹ nên tận dụng cơ hội này để nói với con về các mối quan hệ lành mạnh, về tình yêu và tình bạn, giới tính,... Đặc biệt, không nên trêu chọc trẻ về tình yêu!
Hãy hỏi trẻ ở mọi lứa tuổi, về việc con đã có bạn trai/bạn gái hay chưa? Đồng thời bố mẹ có thể gửi những thông điệp cần thiết về các vấn giới tính, tình dục với con.
Dạy con sự tôn trọng đối phương
Tiến sĩ Rose cho biết, chúng ta cần trò chuyện với trẻ về quyền riêng tư và tôn trọng cá nhân. Hãy dạy trẻ biết rằng, ngay cả một cái nắm tay cũng cần có sự cho phép và đồng thuận của người kia.
Bên cạnh đó, hãy ngồi trò chuyện về người mà con thích. Đừng hỏi những hời hợt, mang đầy định kiến giới tính như: "Bạn ấy có dễ thương không?", "Có giỏi không?". Thay vào đó, hãy hỏi con: "Con thích điều gì ở bạn đó?" "Con cảm thấy như thế nào?", "Tính cách của bạn ấy ra sao?". Thông qua những câu hỏi này, bố mẹ vừa có thể giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình, lại vừa lồng ghép được những bài học cuộc sống ý nghĩa.
Hãy tin tưởng và mong đợi mọi thứ sẽ tốt đẹp
Theo Tiến sĩ Rose, trẻ cũng cần trải nghiệm, học cách đối phó khi bị từ chối tình cảm. Từ đó, trẻ phát triển được các kỹ năng xã hội, kỹ năng xử lý các mối quan hệ, quản lý cảm xúc. Nếu người mà trẻ thích nói điều gì đó không hay và phớt lờ, từ chối tình cảm của trẻ - đây chính là cơ hội đẻ trẻ hiểu, cảm nhận và học cách xử lý những cảm xúc không mong muốn. Bài học đầu đời sẽ giúp trẻ xử lý các mối quan hệ xã hội của bản thân sau này.
Nếu cho phép trẻ có những buổi hẹn, chơi đùa với những người bạn yêu thích của mình, bố mẹ cần lựa chọn ra những hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
Khi anh em trả lời những câu hỏi mà chị em vốn thắc mắc về phái mạnh Đôi khi có những nghi vấn mà con gái đặt ra cho người yêu hoặc người bạn khác giới thân thiết khiến họ khó lòng mà trả lời. Hoặc dẫu có trả lời thì có khi cũng không thật lòng lắm đâu. Nhưng biết sao được con gái thường nhiều tò mò, đã hỏi thì phải được giải đáp cho đến cùng. Vậy...