Phát hiện con gái 13 tuổi yêu sớm, mẹ không đánh mắng mà chỉ dẫn đi trung tâm thương mại, ngay hôm sau con chủ động nói lời chia tay
Tại sao người mẹ này đưa con đi trung tâm thương mại?
Làm cha mẹ, một trong những điều lo lắng nhất chính là việc con cái yêu sớm. Nhiều phụ huynh đều rõ ràng nhận thức được rằng yêu sớm có thể mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của con trẻ, và những đứa trẻ ở giai đoạn này thường không dễ dàng giao tiếp, làm cho việc giáo dục trở nên khó khăn hơn. Rất nhiều cha mẹ khi đối mặt với tình huống này đều cảm thấy bối rối, không biết làm thế nào để hướng dẫn con mình đi đúng đường.
Có một bà mẹ ở Trung Quốc cũng từng rơi vào tình cảnh như thế, đối mặt với việc con gái 13 tuổi yêu sớm, cách cô xử lý tình huống thật không ngờ nhưng lại mang lại kết quả tốt đẹp. Cô chỉ đưa con gái đi dạo qua một lần tại trung tâm thương mại, và kết quả là ngay ngày hôm sau, con gái đã chủ động nói lời chia tay với cậu bé kia.
Tiểu Thanh năm nay 13 tuổi, là một học sinh trung học cơ sở. Trong mắt mẹ, Tiểu Thanh luôn là một đứa trẻ ngoan hiền và hiểu chuyện, mặc dù thành tích học tập chỉ ở mức trung bình, nhưng cô bé có tính cách dịu dàng và trìu mến. Các thầy cô trong trường cũng đều cảm nhận thấy cô bé như vậy, không ai ngờ rằng cô bé lại… yêu sớm.
Mới đây, lớp của Tiểu Thanh có một học sinh mới chuyển đến. Học sinh mới này có vẻ ngoài nổi bật, cao lớn và học lực cũng rất xuất sắc. Trùng hợp thay, học sinh mới này lại được sắp xếp ngồi cạnh Tiểu Thanh.
Lần đầu gặp gỡ, Tiểu Thanh đã quý mến cậu bạn này. Cả hai trở thành bạn cùng bàn, dần dần trở nên thân thiết và mối quan hệ càng lúc càng gần gũi. Không lâu sau đó, hai người bắt đầu hẹn hò với nhau một cách bí mật. Nhưng cuối cùng đã bị giáo viên chủ nhiệm phát hiện, và cô ngay lập tức đã thông báo tình hình cho bố mẹ Tiểu Thanh.
Ảnh minh họa
Sau khi biết tin con gái yêu sớm, mẹ của Tiểu Thanh không hề quát mắng hay trách móc, mà thay vào đó đã đưa cô bé đi dạo một vòng ở trung tâm thương mại. Nơi đây hàng hóa đa dạng, thu hút sự chú ý của Tiểu Linh.
Ban đầu, Tiểu Thanh chú ý đến một món đồ giá cả phải chăng và rất muốn mẹ mua cho mình, nhưng mẹ cô bé nói: “Con cứ tiếp tục xem đi, đằng sau có thể có cái tốt hơn”. Vì vậy, Tiểu Thanh tiếp tục lượn lờ xung quanh và cuối cùng chốt được một chiếc áo.
Video đang HOT
Lúc này, mẹ của Tiểu Thanh nói với cô bé: “Con gái à, việc chọn quần áo cũng giống như việc chọn nửa kia vậy. Con có thể thấy chàng trai này tốt ở thời điểm hiện tại, nhưng tương lai có thể con sẽ gặp người còn xuất sắc hơn. Và bây giờ, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với con là học tập, để sau này con có quyền lựa chọn. Trong cuộc sống, việc tìm kiếm một người bạn đời phù hợp, việc ổn định về kinh tế là rất quan trọng”.
Tiểu Thanh sau khi lắng nghe lời khuyên của mẹ đã về nhà suy nghĩ rất lâu. Ngày hôm sau, cô bé đã nói chia tay với mối tình “bọ xít” của mình.
Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện con yêu sớm?
Cha mẹ, khi đối diện với vấn đề con cái yêu sớm, thường rơi vào tình trạng hoang mang và lo lắng. Họ băn khoăn không biết nên cư xử như thế nào để vừa bảo vệ con mình vừa giúp con phát triển lành mạnh về mặt tình cảm.
Đối với nhiều gia đình, phản ứng đầu tiên có thể là cấm đoán. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến phản kháng từ phía con trẻ, làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng. Các chuyên gia tâm lý học và giáo dục khuyến cáo rằng, cha mẹ nên xây dựng một không gian mở mà trong đó con cái có thể thoải mái chia sẻ về cảm xúc và suy nghĩ của mình mà không sợ bị phán xét hay trừng phạt.
Về phía cha mẹ, việc lắng nghe và thể hiện sự hiểu biết là vô cùng quan trọng. Họ nên dành thời gian để nói chuyện và hiểu rõ hơn về những gì con mình đang trải qua. Đồng thời, cha mẹ có thể chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân, đặt ra những giới hạn hợp lý và giải thích tại sao những giới hạn đó lại cần thiết.
Ngoài ra, giáo dục giới tính là một phần không thể thiếu trong việc hướng dẫn con cái. Việc cung cấp cho con những thông tin đúng đắn về tình cảm, giới tính và các mối quan hệ xã hội sẽ giúp chúng có nhận thức tốt hơn về hành vi của mình và hậu quả có thể xảy ra.
Ảnh minh họa
Một số bậc cha mẹ chọn cách kéo con mình vào các hoạt động ngoại khóa, học thuật hoặc thể thao để mở rộng kiến thức và giảm bớt thời gian để con cái dành ra cho các mối quan hệ yêu đương. Điều này không chỉ giúp con cái phát triển kỹ năng và sở thích cá nhân, mà còn học được cách quản lý thời gian và ưu tiên các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống.
Cuối cùng, việc tạo dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng giữa cha mẹ và con cái là chìa khóa thành công. Khi có được một nền tảng vững chắc như vậy, thanh thiếu niên sẽ cảm thấy thoải mái để thảo luận về mọi vấn đề, kể cả những điều khó nói như tình yêu, và từ đó họ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho bản thân mình. Cha mẹ, qua đó, không chỉ là người bảo vệ mà còn là người bạn đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành.
Đoạn chat của người chồng đã ly hôn với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
Sau chia tay , cách hành xử của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến các con như thế nào?
Là bố mẹ, ai cũng mong sẽ cho con được một tổ ấm gia đình bình yên, hạnh phúc. Nhưng vì nhiều lý do mà điều đó không được trọn vẹn. Thế nhưng, dù chia tay , ly thân thì điều quan trọng nhất cả 2 cần phải hướng đến đó là giữ cho con một cuộc sống yên ổn, được quan tâm, yêu thương như tất cả những đứa trẻ khác.
Ai đó đã nói, một đứa trẻ có bố mẹ chia tay là một thiệt thòi, nhưng nếu không được bố mẹ quan tâm, chăm sóc thì còn buồn hơn nữa. Mới đây, trên MXH xôn xao câu chuyện của một gia đình khiến nhiều người vô cùng bức xúc với thái độ của người bố.
"Đợt bão vừa rồi gia đình ảnh hưởng kha khá, bình thường mình vẫn lo cho con đầy đủ, nhưng nay tình hình hơi khó khăn, con bé con lại vừa hỏng cái chân bàn, thương mẹ, nó nhắn tin xin bố mua cho 1 chiếc bàn học mới.
Người đàn ông tháng chu cấp 2 triệu, lo lắng hỏi lại mẹ tiêu hết tiền của con rồi à, ngoài ra anh kể khổ hoàn cảnh bản thân ngày xưa để động viên con nằm lên giường mà học, mua bàn làm gì cho tốn kém. Ý là bố không có đâu mà cho dù điều kiện kinh tế bố dư dả.
Nhiều lúc nghĩ buồn cười, 2 triệu/tháng nó ăn còn chả đủ đây chỉ sợ mẹ nó tiêu hết số tiền nặng ngàn tấn đấy do bố nó chu cấp cơ", chị vợ chia sẻ.
Còn lại gì sau một cuộc chia tay ?
Đọc đoạn chat mà ai cũng xót cái cách mà 2 cha con nói chuyện với nhau. Trong khi bé gái là đứa con quá hiêu chuyện, con xin tiền bố nhưng với thái độ năn nỉ, mong bố làm ơn hãy thương xót: "Bố cho mẹ con xin một chút được không" khiến mọi người không khỏi đau lòng.
Nhưng đáp lại, ông bố khẳng định: "Mẹ tiêu hết tiền bố cho con à", thậm chí còn khuyên con nằm ra bàn mà học. Trước những lời nói này, người vợ không chịu nổi đành nhắn tin lại, giãi bày hết mọi tâm can một lịch sự. Nhưng đọc xong ai cũng thấy quá chua chát cho kết cục của một gia đình từng hạnh phúc.
Chị vợ mong chồng hãy quan tâm con hơn, cho dù đó chỉ là giả vờ. Đọc những dòng chia sẻ mà cộng đồng mạng cũng thấy cay đắng, thương hai mẹ con, đặc biệt là bé gái hiểu chuyện nhưng thiếu thốn tình yêu của bố.
Văn hóa ứng xử sau chia tay của bố mẹ quyết định rất nhiều đến cuộc sống của trẻ
Từ một gia đình hạnh phúc, việc mất đi sự quan tâm chăm sóc của bất kì ai dù là bố hay mẹ cũng khiến trẻ khó tránh khỏi những tổn thương. Thế nên, việc bố mẹ hành xử thế nào, có văn minh hay không, cùng nhau nghĩ về con cái hay trách móc sẽ quyết định rất nhiều đến cuộc sống của chúng. Dù không yêu thương nhau nhưng cũng đừng cãi cọ trước mặt trẻ.
Rõ ràng, những đứa trẻ càng lớn sẽ càng hiểu rõ việc chia tay của bố mẹ. Tuy nhiên, việc bố mẹ chọn cách ứng xử như thế nào sẽ quyết định đời sống, thể chất và tâm lý của trẻ. Nếu có thể chứng kiến bố mẹ trở thành bạn bè, cùng ăn cơm, đưa con đi chơi thì hẳn đứa trẻ đó sẽ không quá đau buồn hay tủi thân.
Việc không có một mái ấm trọn vẹn đã khiến những tâm hồn trẻ thơ non nớt phải gánh chịu nỗi đau khó quên. Và khi thấy bố mẹ cư xử với nhau tốt đẹp, con cũng học được văn hóa ứng xử chính bố mẹ của mình, trở thành một người văn minh như chính bố mẹ của mình vẫn đang làm.
Ngược lại, nếu chúng ta xem nhau là kẻ thù sau khi chia tay và trút hoàn toàn nỗi đau đó lên con bằng đòn roi, bằng sự chì chiết, bằng những hình thức cấm đoán hay bỏ mặc, tuổi thơ của trẻ sẽ chẳng thể lành lặn. Một đứa trẻ phải chịu sự tủi hổ, bị bỏ rơi chỉ vì bố mẹ không hạnh phúc thực sự là quá bất hạnh. Trẻ con không có lỗi, chúng luôn xứng đáng nhận được tình yêu thương bởi việc có con là lựa chọn của bố mẹ chứ không phải do những đứa trẻ quyết định. Thế nên hãy có trách nhiệm với con cái dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Việc chia tay không ai mong muốn, nhưng khi đã xảy ra thì hãy chọn cho mình cách ứng xử văn minh. Việc này không chỉ giúp cho bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái mà còn giúp con được lớn lên trong tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ.
Ông nội đùa: Cháu không xấu hổ khi ăn ở nhà ông cả ngày sao? Câu trả lời của đứa trẻ khiến ông giật mình Ông Vương không ngờ rằng Kỳ Kỳ mới 6 tuổi lại trả lời như vậy. Vợ chồng ông Vương (Trung Quốc) sinh được một cô con gái, đi làm và kết hôn rồi định cư ở thành phố lớn. Không lâu sau, con trai Kỳ Kỳ của cô chào đời, được gửi về cho ông bà nuôi. Cậu bé mũm mĩm rất dễ...