Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học đã thống kê được các loài vượn lớn có khả năng sử dụng tới 40 loại thảo mộc khác nhau để chữa bệnh.

Chúng có một nền y học đáng nể và cũng sở hữu những bài thuốc gia truyền.

Tên của nó là Rakus, một con đười ươi đực, thuộc giống Sumatra (Pongo abelii), đang sống ở Vườn quốc gia Gunung Leuser, Indonesia. Các nhà khoa học đã theo dõi con đười ươi này trong suốt khoảng 30 năm nó sinh sống ở đây. Năm 2022, trong một cuộc cãi vã với đồng loại, Rakus bị một con đười ươi đực khác vả vào mặt.

Cuộc xô xát hôm đó để lại trên má phía bên trái của Rakus một vết rách, nó bị mất hẳn một mảng thịt to bằng một cái nắp chai. Thường thì, đụng độ giữa những con đực với nhau trong thế giới linh trưởng không thực sự hiếm gặp. Nhưng những gì mà các nhà khoa học quan sát thấy sau khi theo dõi Rakus mới là điều đáng chú ý.

Lần đầu tiên, và trên toàn thế giới, họ xác nhận một con đười ươi có khả năng hiểu biết về vết thương của mình, như một vị bác sĩ. Con đười ươi sau đó đi tìm lá của một loài cây leo có tên là Akar Kuning ( Fibraurea tinctoria). Mỗi ngày, nó đều lấy một nắm lá, nhai nát, rồi đắp lên vết thương hở của mình như một bài thuốc thực sự.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 1

Rakus trước và sau khi tự điều trị với vị thuốc lá mà nó phát hiện được.

Không rõ con đười ươi này đã học được cách sử dụng vị thuốc đó từ đâu, nhưng đây rõ ràng là một thủ thuật y khoa phức tạp trong thế giới linh trưởng. F. tinctoria từ trước đến này chỉ được sử dụng bởi con người. Nó là một vị thuốc cổ truyền có khả năng điều trị vết thương, và một số bệnh khác như tiểu đường, kiết lị và sốt rét.

Phân tích thành phần hóa học cho thấy lá của loài cây này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm và chống oxy hóa. Tất cả đều phù hợp và rất hữu ích trong quá trình điều trị và chữa lành vết thương trên mặt của Rakus.

Không còn nghi ngờ gì nữa, hành vi của con đười ươi này là một hoạt động y tế trong thế giới động vật.

Nhìn vào nền y tế sơ khai của các loài vật

Trên thực tế, con đười ươi Rakus không phải là cá thể động vật đầu tiên biết chữa bệnh được ghi nhận. Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loài chim, ong, thằn lằn và voi biết sử dụng các vị thuốc thảo mộc.

Chúng thường ăn những loại cỏ, lá cây, hoặc hoa quả có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng trong đường tiêu hóa, hỗ trợ diệt virus, vi khuẩn, thậm chí giảm đau như thuốc phiện.

Một ví dụ gần gũi hơn chính là con chó nhà bạn. Bất kể khi nào nó ăn cỏ, con chó không làm điều đó vì nó thèm vitamin. Nó đang ăn cỏ vì nó bị đau bụng. Và cỏ có thể kích thích chó nôn ra thức ăn ôi thiu, hoặc giúp chúng đẩy phân ra khỏi cơ thể.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 2

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học có hẳn một lĩnh vực nghiên cứu gọi là “Zoopharmacognosy”, ghép từ zoo (“động vật”), pharma (“thuốc”) và gnosy (“biết”). Lĩnh vực này nghiên cứu sự hiểu biết của động vật về cách sử dụng các vị thuốc có trong thiên nhiên.

Không rõ mức độ hiểu biết hoặc học tập, nghiên cứu y tế của các loài vật đã tiến hóa đến mức nào, nhưng nhiều loài động vật dường như đã phát triển khả năng bẩm sinh để phát hiện các loại thực vật có khả năng chữa bệnh. Dưới đây là một số ví dụ mà các nhà khoa học đã phát hiện được:

- Gấu, hươu, nai sừng tấm, một số loài thú ăn thịt và vượn lớn có thể ăn những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh.

- Một số loài thằn lằn đối phó với vết cắn của rắn độc bằng cách ăn một loại rễ cây nào đó có tác dụng chống nọc rắn.

- Khỉ đầu chó ở Ethiopia ăn lá cây để chống lại giun dẹp gây bệnh sán máng.

- Ruồi giấm đẻ trứng ở những cây có nồng độ ethanol cao, khi chúng phát hiện ra ong bắp cày ký sinh, một cách để bảo vệ con cái của mình.

- Vẹt đuôi dài cùng với nhiều loài động vật ăn đất sét để hỗ trợ tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn.

- Khỉ nhện lông cừu ở Brazil ăn một số loại cây để tăng hoặc giảm khả năng thụ thai theo ý muốn.

- Vượn cáo mang thai ở Madagascar gặm nhấm lá me, lá sung và vỏ cây để hỗ trợ việc tiết sữa, tiêu diệt ký sinh trùng và tăng cơ hội sinh nở thành công.

Video đang HOT

- Voi mang thai ở Kenya ăn lá của một số cây để hỗ trợ quá trình sinh đẻ.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 3

Một con tinh tinh đang khám vết thương cho đồng loại.

Nằm trong số những nhóm động vật thông minh nhất hành tinh, vượn lớn tất nhiên cũng có hành vi sử dụng dược phẩm được biết đến. Hơn 60 năm về trước, Toshisada Nishida, một nhà nhân chủng học người Nhật đã báo cáo một số con tinh tinh ở Tanzania ăn lá cây aspella, một loại lá không có giá trị dinh dưỡng.

Hành động tương tự được Michael Huffman, một nhà sinh vật học làm việc tại Viện Nghiên cứu Linh trưởng thuộc Đại học Kyoto quan sát thấy vào năm 1996 trên một con tinh tinh bị táo bón.

Huffman cho rằng con tinh tinh này đã nhai lá của một loài cây có độc mà bình thường các loài động vật đều tránh. Nhưng con tinh tinh này đã nhai thuốc và ngày hôm sau, nó đã đi đại tiện được.

Loài cây này có lông cứng trên lá, sờ vào thấy thô ráp. Huffman đưa ra giả thuyết rằng tinh tinh nuốt nó để tận dụng sự thô ráp đó, sử dụng lá và thân để cọ rửa ruột và loại bỏ ký sinh trùng.

Dựa trên quan sát của mình, Huffman đã đưa ra một bộ tiêu chí cho phép ông đánh giá khi nào, tại một thời điểm nào, một con vật đang có hành vi sử dụng lá cây như một vị thuốc điều trị y tế:

1. Tiêu chí đầu tiên là con vật đang ăn một loài thực vật không nằm trong chế độ ăn thường xuyên của chúng.

2. Thứ hai, loài cây phải cung cấp ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Điều này gợi ý đó không phải thức ăn mà là thuốc.

3. Thứ ba, cây phải được tiêu thụ vào những thời điểm cụ thể trong năm – ví dụ như mùa mưa – khi ký sinh trùng phát triển mạnh nhất có nhiều khả năng gây dịch bệnh.

4. Thứ tư, chỉ có một số cá thể bị bệnh mới ăn lá thuốc, các cá thể khác trong nhóm không tham gia.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 4

Con tinh tinh (bên phải) đang đóng vai bác sĩ và kiểm tra và bôi một loại thuốc làm từ côn trùng lên vết thương cho con tinh tinh bệnh nhân (bên trái).

Đối chiếu theo tiêu chí của Huffman, các nhà khoa học đã thống kê được các loài vượn lớn như tinh tinh có khả năng sử dụng tới 40 loại thảo mộc khác nhau để chữa bệnh. Nền y tế của chúng đã được phát hiện tại 25 địa điểm trên toàn thế giới.

Một bài thuốc phức tạp, một thủ thuật y tế có chiến lược

Một trong những ví dụ điển hình nhất về việc động vật biết dùng thuốc chữa bệnh đã được ghi nhận tại một vùng sâu vùng xa trong lưu vực Congo, liên quan đến bonobos, hay còn được gọi là tinh tinh lùn.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhà sinh thái học và nhân chủng tiến hóa Barbara Fruth đến từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Plank ở Leipzig, Đức. Cô đã tới Công viên Quốc gia Salonga của Congo để theo dõi một nhóm tinh tinh lùn sống ở đây, một địa điểm cách ngôi làng gần nhất của loài người 25km.

Công việc đòi hỏi Fruth phải bám theo đàn tinh tinh, đôi khi lội qua đầm lầy, bò dưới cây dây leo để theo dõi chúng, thu thập phân của chúng về phân tích. Trong suốt gần 2 năm theo dõi liên tục, giữ khoảng cách 7 mét, nhìn qua ống nhòm và đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm mầm bệnh của người sang tinh tinh, Fruth quan sát thấy những con tinh tinh lùn này biết cách sử dụng một loài cây bụi địa phương gọi là Manniophyton fulvum như một vị thuốc.

Điều quan trọng là cách chúng chuẩn bị thuốc rất tinh tế.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 5

Tinh tinh lùn.

Những con tinh tinh lùn sẽ vặt lấy một chiếc lá M. fulvum, và đặt nó nằm phẳng trên lưỡi. Sau đó, chúng sẽ tiết nước bọt, gập những chiếc lá lại tạo thành một quả bóng nhỏ.

Việc đặt lá lên lưỡi nhằm để tránh chúng tiếp xúc với môi và da, loài cây này có khả năng gây ngứa và lở loét. Trong động tác cuối cùng, những con tinh tinh không nhai lá M. fulvum mà nuốt chửng quả bóng lá xuống như uống một viên thuốc tự chế.

Trong vòng gần 2 năm theo dõi liên tục, Fruth đã quan sát thấy những con tinh tinh lùn lặp lại hành vi này 56 lần. Cô cũng phân tích thành phần của lá cây M. fulvum để nhận ra nó không hề có giá trị dinh dưỡng.

Loài cây này cũng không có trong chế độ ăn hàng ngày của tinh tinh. Chúng chỉ ăn lá M. fulvum trong mùa ký sinh trùng phát triển. Tất cả phù hợp với những tiêu chí của Huffman về việc sử dụng thuốc trong thế giới động vật.

Báo cáo trên Tạp chí American Journal of Primatology, Fruth cho biết chắc chắn những con tinh tinh lùn ở Congo đang chế tạo một loại thuốc cho riêng chúng, từ lá của loài cây M. fulvum.

Thế nhưng, những gì mà cô phát hiện còn vượt xa so với lý thuyết của Huffman, từng cho rằng tinh tinh dùng lá nhám có lông để quét ký sinh trùng và tăng tốc độ thải phân ra khỏi đường ruột của chúng.

Fruth nói rằng trong quá trình theo dõi lũ tinh tinh ngủ trên cây và đi đại tiện vào mỗi sáng sớm, cô đã ghi lại được gần 700 chu kỳ thải phân của chúng. Kỳ lạ là sau khi ăn thuốc, thời gian đi đại tiện của tinh tinh lùn không ngắn hơn.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 6

Nhà sinh thái học và nhân chủng tiến hóa Barbara Fruth đến từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Plank ở Leipzig, Đức.

Nếu bạn có thứ gì đó trong ruột trong 24 giờ và nó không đẩy nhanh thời gian đi qua ruột của bạn, thì bạn phải hỏi, thứ này có tác dụng gì và tại sao nó lại được nuốt chửng như vậy?“, Fruth nói.

Một giả thuyết được đưa ra là lũ tinh tinh đã gói lá vào để tạo ra một loại thuốc giải phóng chậm trong đường ruột, giống với cách loài người chế tạo thuốc viên nén hoặc thuốc con nhộng. Điều này cho phép thuốc thấm sâu hơn vào ruột, tạo ra lợi ích chống viêm và chữa lành các tổn thương sâu bên trong đường ruột.

Ngoài ra, lá cây M. fulvum cũng đang được sử dụng bởi nhiều bộ lạc ở Châu Phi như môt loại thuốc nhét hậu môn để thụt tháo và điều trị bệnh trĩ và thụt. Huffman gợi ý rằng nếu con người và loài vượn lớn sử dụng cùng một cây thuốc thì có thể những loài vượn hình nhân thời kỳ đầu cũng đã có hành vi đó. Và việc sử dụng thuốc là một trong những hành vi có chức năng tiến hóa.

Động vật cũng có thuốc gia truyền

Đến đây, có một câu hỏi: Làm thế nào mà các loài động vật – ngay cả một số loài chẳng thông minh lắm – có thể biết cách sử dụng thuốc như con người?

Làm thế nào mà chim sẻ học được cách thu thập tàn thuốc lá chứa nicotin về lót tổ, thứ giúp chúng đuổi bọ ve và bảo vệ con nhỏ? Làm sao ong mật và kiến gỗ biết lót nhựa thông vào tổ chúng với mục đích tương tự, chống lại vi khuẩn?

Rõ ràng, một số hành vi sử dụng thuốc ở động vật là thứ mà chúng mới học được gần đây. Ví dụ như thuốc lá chỉ mới có tuổi đời dưới 100 năm, việc thu gom đầu lọc thuốc về trải tổ của chim sẻ không thể vượt quá tuổi đời của những điếu thuốc.

Đối với chim sẻ, 100 năm nghĩa là khoảng 30-50 thế hệ.

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 7

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 8

Ảnh minh họa. Chim sẻ thu thập đầu lọc thuốc lá về tổ.

Trở lại với Rakus, con đười ươi biết nhai lá thuốc và đắp lên vết thương ở Vườn quốc gia Gunung Leuser, Indonesia. Các nhà khoa học giải thích: “Vì F. tinctoria có tác dụng giảm đau mạnh, nên con đười ươi có thể đã cảm thấy dễ chịu mỗi khi nhai lá của loài cây này. Tác dụng giảm đau khiến nó lặp đi lặp lại hành vi này nhiều lần, sau đó bôi lá thuốc đã nhai lên vết thương để bảo vệ nó khỏi ruồi nhặng”.

Các nhà khoa học có hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất, Rakus là con đười ươi đầu tiên tình cờ phát hiện ra tác dụng giảm đau khi ăn lá cây F. tinctoria. Giả thuyết thứ hai là nó đã học được điều đó từ tổ tiên của mình.

Một kịch bản đơn giản thế này: Một ngày nào đó cách đây vài triệu năm, một con đười ươi sống trên hòn đảo nào đó ở vùng đất ngày nay thuộc về Indonesia cũng đã đánh nhau và có một vết thương hở.

Không rõ vì lý do gì, nó đã cầm lấy một chiếc lá cây F. tinctoria, nhai rồi đắp lên vết thương. Sau khi cảm thấy được giảm đau và dễ chịu hơn, con đười ươi ghi nhớ hành động đó và truyền lại cho con của nó. Con của nó cũng ghi nhớ hành động và truyền lại phương thuốc cho con của mình.

Rakus đang nhai lá Akar Kuning (Fibraurea tinctoria) và đắp lên vết thương hở của nó

Đười ươi thuộc nhánh linh trưởng, và chắc chắn nó là một loài động vật thông minh, có khả năng quan sát, giao tiếp và học hỏi bằng cả giọng nói lẫn cử chỉ. Khả năng học được các bài thuốc gia truyền của chúng là hoàn toàn khả thi.

Nhưng dù bất cứ kịch bản nào là đúng, các nhà khoa học tin rằng Rakus cũng sẽ tiếp tục truyền bài thuốc mà nó biết sang cho con cái mình hoặc các con đười ươi khác trong quần thể.

Đặc biệt là trong bối cảnh: ” Rakus vừa trải qua quá trình dậy thì thứ cấp khi nó đánh nhau với một con đười ươi đực khác… nó đang cố gắng khẳng định vị trí thống trị mới của mình trong quần thể địa phương”, các nhà khoa học viết.

Việc một quần thể đười ươi biết một bài thuốc sẽ cho phép chúng có lợi thế tiến hóa tốt hơn so với quần thể đười ươi không biết đến nó. Giả sử Rakus không biết đắp lá thuốc F. tinctoria lên vết thương trên mặt, nó có thể sẽ bị nhiễm trùng và sau đó sẽ chết.

Đây cũng là cách mà chọc lọc tự nhiên đã hoạt động, có thể là sau hàng triệu năm để những con đười ươi gìn giữ bất kỳ bài thuốc gia truyền nào của mình, từ thuốc chữa vết thương, đau bụng cho đến bệnh tiêu hóa…

Phát hiện con đười ươi đầu tiên biết dùng lá thuốc để điều trị vết thương hở: Một cái nhìn sâu sắc vào nền y tế sơ khai của các loài động vật - Hình 9

Ảnh minh họa.

Nói tóm lại, mặc dù con người là loài động vật duy nhất cho đến nay phát triển được một nền y tế công nghiệp, hiện đại và hiệu quả, thứ giúp chúng ta gia tăng tuổi thọ và thống trị hành tinh. Loài người không phải loài vật duy nhất độc quyền mọi cây thuốc trên hành tinh này.

Nhiều loài động vật, đặc biệt là linh trưởng và vượn lớn cũng có thể sở hữu những bài thuốc gia truyền và một nền y tế sơ khai. Thậm chí, các nhà khoa học nghi ngờ tại một thời điểm nào đó trong quá khứ, chính con người đã học tập động vật để biết được những bài thuốc chữa bệnh.

Chúng ta vẫn luôn vậy, quan sát thiên nhiên và học hỏi từ thiên nhiên. Mọi người thường nói khi bị lạc trong rừng hãy uống nước ở dòng suối nơi những con ngựa đến uống nước, ăn trái của những cây mà những con khỉ đến ăn, chọn loài nấm nào mà có côn trùng đậu lại được.

Bây giờ, một kinh nghiệm nữa có thể là chọn loại thuốc mà những con đười ươi đắp lên mặt. Rõ ràng, trong trường hợp này, lá cây F. tinctoria có thể trở thành một loại thuốc trị vết thương hiệu quả mà con người đã học được từ những con vượn lớn.

Tổ tiên chung giữa con người và các loài khỉ đột, đười ươi trông như thế nào?

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người tiến hóa từ loài khỉ. Chỉ có điều, cho đến giờ, hình dáng tổ tiên chung gần nhất giữa con người và loài vượn, tinh tinh, khỉ đột, đười ươi vẫn là ẩn số chưa lời đáp?

Tổ tiên chung giữa con người và các loài khỉ đột, đười ươi trông như thế nào? - Hình 1

Từ trái qua phải: Khỉ đột, người thông minh, tinh tinh, đười ươi, vượn

Họ hàng gần gũi nhất của con người là các loài linh trưởng như tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và vượn. Tất cả đều có cùng một tổ tiên chung sống trong thế Miocen (23 triệu đến 5 triệu năm trước). Trong khi các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ dấu tích nào sót lại của tổ tiên chung bí ẩn này, thì chúng ta có thể hình hình dung tổ tiên của mình thời đó trông như thế nào?

Nói cách khác, tổ tiên chung gần nhất (LCA) của chúng ta với các loài linh trưởng kể trên có kích thước lớn đến mức nào? Hộp sọ, não, chân, cánh tay và thậm chí cả ngón tay của chúng trông như thế nào, dựa trên bằng chứng hiện có?

Các nhà khoa học hiện vẫn không thể trả lời tất cả các câu hỏi. Nhưng những loài tương tự nhất còn tồn tại ngày nay có thể là khỉ đột và tinh tinh.

Christopher Gilbert, nhà cổ sinh học tại Đại học Hunter thuộc Đại học Thành phố New York, cho rằng kích thước của LCA là một ẩn số lớn. Đó là bởi vì hóa thạch vượn người từ thời kỳ LCA sinh sống rất khan hiếm.

Gilbert cho biết các loài vượn người thời sơ khai (vẫn còn đuôi) có nhiều kích thước cơ thể khác nhau, từ các loài có kích thước như vượn nhỏ đến các loài linh trưởng có kích thước lớn gần bằng khỉ đột. Điều gây khó khăn cho việc xác định kích thước của LCA nếu không hiểu rõ hơn về các mối quan hệ tiến hóa và lịch sử của những loài này.

Từ leo trèo chuyển sang đi trên mặt đất?

Bằng chứng hiện tại cho thấy LCA có thể là một loài động vật bốn chân. Các hóa thạch chỉ ra rằng vượn người sơ khai có khả năng leo trèo theo chiều dọc và thường đu từ cành này sang cành kia, giống như con người hiện đại có thể sử dụng cánh tay để treo mình trên xà. Tuy nhiên, không giống như tất cả các loài vượn sống thích sống đu bám giữa các cành cây, ít nhất một số loài vượn người sơ khai lại không tiến hóa để hoàn hảo cho cuộc sống treo lơ lửng như vậy. Đó là do cấu tạo cơ thể thiếu sự thích nghi như ngón tay và ngón chân dài với độ cong lớn trong khi khớp cổ tay, vai và hông rất linh hoạt. Theo Gilbert, điều này có nghĩa là LCA khi đó cũng có thể chưa thích nghi cho việc đứng thẳng.

Thomas Cody Prang, nhà cổ sinh học tại Đại học Washington ở St. Louis, cho rằng một số nhà nghiên cứu đôi khi suy đoán "có thể LCA là một sinh vật hai chân", di chuyển bằng hai chân như con người. Tuy nhiên, vì "LCA là loài đi bốn chân, giống như các loài linh trưởng khác", nên có khả năng nó không đi bằng hai chân mà vẫn sử dụng cả bốn chân.

Hóa thạch đầu, vai, đầu gối và ngón chân LCA tiết lộ gì?

Hóa thạch hộp sọ vượn người sơ khai có một loạt các hình dạng. Một số có hộp sọ giống vượn với khuôn mặt ngắn trong khi những con khác có khuôn mặt dài hơn giống vượn nguyên thủy và khỉ Cựu thế giới, chẳng hạn như khỉ đầu chó và khỉ Macaca. Tuy nhiên, Prang cho biết: "chúng tôi biết gần như chắc chắn rằng kích thước não của LCA nhỏ hơn kích thước não của con người. Bởi vì nó là loài bốn chân nên đầu sẽ không nằm trên cơ thể như của loài đi hai chân mà hướng về phía trước nhiều hơn, giống như khỉ đột hoặc tinh tinh.

Hóa thạch tay và chân của loài vượn người sơ khai thường không trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, "các chi trên của chúng dường như to lớn và có cấu trúc nặng nề vì có liên quan đến các vận động do chi trước chi phối - đó là leo trèo và đu cành. Đối với chân, các vượn người sơ khai dường như có các chi sau ngắn, giống như loài vượn lớn - khỉ đột (Gorilla gorilla và Gorilla beringei), tinh tinh (Pan troglodytes), đười ươi (Pongo) và tinh tinh lùn (Pan paniscus) - hơn là con người. Về bản chất, vượn người sơ khai dường như vẫn thích nghi cho việc sống trên các tán cây chứ không phải trên đất bằng.

Về bàn tay, trong một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Science Advances, Prang và các đồng nghiệp đã phân tích hóa thạch Ardipithecus, một loài vượn người 4,4 triệu năm tuổi và nhận thấy bàn tay của nó "giống với tinh tinh và tinh tinh lùn nhất trong số tất cả các loài linh trưởng còn sống ngày nay. Điều này chứng tỏ LCA có thể sở hữu xương ngón tay dài và cong. Prang phân tích con người, tinh tinh, khỉ đột và tinh tinh lùn đều có động tác di chuyển chi sau với gót chân chạm đất nên LCA cũng vậy.

Hình thức di chuyển này cũng thường được liên kết với các đặc điểm khác được thấy ở loài vượn châu Phi ngày nay như khỉ đột, tinh tinh và tinh tinh lùn. Chẳng hạn như chúng sử dụng đầu ngón tay để giúp đi lại và tiến hóa để thích nghi leo trèo theo chiều dọc. Prang cho biết: "Tất cả các đặc điểm mà chúng ta có thể nghiên cứu một cách hợp lý đều cho thấy rằng các loài vượn người sơ khai và có lẽ là LCA, được đặc trưng bởi các đặc điểm thích ứng giống nhau này. LCA không phải là khỉ đột hay tinh tinh, nhưng có khả năng giống với khỉ đột và tinh tinh nhất trong số tất cả các loài linh trưởng mà chúng ta đã biết".

Gilbert kết luận: "Nói chung, sự xuất hiện của LCA "vẫn còn khá nhiều tranh cãi". Để làm sáng tỏ hoàn toàn sẽ cần thêm các khám phá hóa thạch mới".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại
07:01:08 17/11/2024
Phát hiện sinh vật biển 'bất tử' có năng lực 'du hành thời gian'
06:53:53 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

19:57:33 14/11/2024
Nhà khoa học Molly Timmers mô tả một cách hình tượng rằng trong khi Big Momma có hình dạng giống như một viên kem khổng lồ, thì rạn san hô mới phát hiện này lại như viên kem bắt đầu tan chảy, bao phủ một khu vực rộng lớn dưới đáy biển.

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.