Phát hiện con dấu 7.000 năm tuổi, tiết lộ cách giao thương của người cổ đại
Nhóm nghiên cứu tìm thấy con dấu cổ xưa dùng để niêm phong trong các đơn giao hàng.
Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một con dấu cổ xưa, được cho là lâu đời nhất của Israel. Đó là một thiết bị đóng dấu hoa văn lên các vật liệu mềm như đất sét hoặc sáp để niêm phong đồ vật.
Theo một nghiên cứu mới đây, con dấu làm bằng đất sét, có kích thước khá nhỏ, ước tính có tuổi đời khoảng 7.000 năm. Người xưa dùng con dấu để đóng dấu và ký tên đánh dấu trong các chuyến giao hàng, cũng như đóng dấu ở cửa các kho chứa hàng.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra con dấu cùng với gần 150 đồ vật khác trong cuộc khai quật diễn ra từ năm 2004 đến năm 2007 tại Tel Tsaf, ngôi làng thời tiền sử ở Thung lũng Beit She’an, Israel.
Trong khi hầu hết các con dấu khác chỉ là những mảnh đất sét không có bất kỳ ấn tượng nào, thì một con dấu với hai hình dạng hình học đặc biệt đáng chú ý. Sau khi tiến hành phân tích kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu xác định vật thể này là dấu ấn lâu đời nhất từng phát hiện.
Video đang HOT
Phát hiện con dấu 7.000 năm tuổi, tiết lộ cách giao thương của người cổ đại
Người tiền sử đã sử dụng những con dấu, hay còn gọi là “bulla”, để ký và đóng dấu nhằm ngăn chặn sự can thiệp của người ngoài. Người xưa cũng sử dụng để đánh dấu các lô hàng và các hầm chứa hoặc nhà kho cấm vào. Nếu như hình con dấu bị vỡ, chứng tỏ có người đã xâm nhập vào bên trong.
Yosef Garfinkel, giáo sư tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Ngày nay, con người vẫn sử dụng các loại hình niêm phong tương tự để ngăn chặn hành vi giả mạo hay trộm cắp. Hóa ra các ông chủ sở hữu đất, nhà quản lý địa phương đã sử dụng dấu cách đây 7.000 năm để bảo vệ tài sản của họ”.
Con dấu cổ xưa trong tình trạng rất tốt do khí hậu khô hạn của khu vực. Nó có chiều rộng chưa đến một cm và có hai hình khác nhau trên đó. Hai mẫu khác nhau cho thấy con dấu thường xuất hiện trong hoạt động thương mại có sự tham gia của hai người trở lên.
Trước đây, các nhà nghiên cứu từng tìm thấy các con dấu có tuổi đời ít hơn. Ví dụ như những con đấu trong đền thờ Solomon ở Jerusalem khoảng 2.600 năm trước. Những con dấu xuất hiện từ khi có chữ viết nên nó được đánh dấu bằng các hình dạng hình học.
Yosef Garfinkel tuyên bố: “Tại chính địa điểm này, chúng tôi có bằng chứng về sự tiếp xúc giữa các dân tộc từ Lưỡng Hà, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Caucasia. Không có địa điểm thời tiền sử ở Trung Đông nào tiết lộ bằng chứng về việc buôn bán như những gì chúng tôi tìm thấy tại địa điểm cụ thể này”.
Ngoài con dấu, các nhà nghiên cứu còn có bằng chứng tại địa điểm khai quật chứng minh khu vực này từng là nơi sinh sống của nhiều người giàu, từng xây dựng, phát triển các cửa hàng đa dạng các loại hàng hoá và vật liệu.
Phát hiện bất ngờ từ sinh vật 5 tay, 480 triệu tuổi 'niêm phong' trong đá
Các nhà khoa học Anh cho biết đó là sinh vật hiện đại đầu tiên của Trái Đất, đã tiến hóa đến mức gần như y hệt ngày nay.
Công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra một hóa thạch nguyên vẹn đến kinh ngạc được giấu kín trong đá ở dãy núi Anti-Atlas của Morocco. Cơ thể phức tạp với những cánh tay đầy lông "giống như mặc bộ đồ ren" được xác định đã 480 triệu năm tuổi, chính là họ hàng của sao biển ngày nay.
"Chân dung" sinh vật cổ đại được bảo tồn ở mức đáng ngạc nhiên trong đá - Ảnh: Claude Bernard University Lyon.
Theo bài công bố trênBiology Letters, điều gây sốc nhất là sinh vật này không hề mang các đặc điểm tương tự họ hàng cùng thời, mà có vẻ ngoài... gần như y hệt sao biển hiện đại. Chúng là sản phẩm của "Sự kiện đa dạng hóa sinh học Ordovic", xảy ra trong kỷ Ordovic (từ khoảng 485 đến 455 triệu năm trước), thuộc đại Cổ Sinh của Trái Đất. "Nếu như bạn lặn xuống đáy biển Ordovic, bạn sẽ không nhận ra bất cứ sinh vật nào ngoại trừ sao biển" - tác giả chính, nhà khoa học Trái Đất Aaron Hunter từ Đại học Cambridge, cho biết.
Nếu xét về cấu trúc chi tiết bên trong cơ thể, nó vẫn khác sao biển hiện đại 60%. Nhưng với vẻ ngoài và cấu trúc cơ bản gần như "song sinh", có thể nói nó đã đạt được độ tiến hóa vượt bậc so với các loài khác và có thể chính là giống loài đầu tiên sở hữu cánh tay linh hoạt.
Theo Sci-tech Daily, sinh vật này đồng thời là mảnh ghép còn thiếu trong lịch sử phát triển của loài sao biển cũng như của động vật thân mềm nói chung mà các nhà khoa học bấy lâu tìm kiếm, bởi một thân thể mềm mại được bảo quản toàn vẹn là cực kỳ hiếm gặp. Thông thường, hóa thạch thời kỳ này chủ yếu được lưu giữ đến thời nay là phần vỏ của những sinh vật có vỏ cứng.
Các tác giả đã đặt tên sinh vật mới phát hiện là Cantabrigiater fezouataensis.
Mở nắp 80 quan tài hơn 2.500 tuổi ở Ai Cập Các nhà khảo cổ mới khai quật được 80 quan tài hơn 2.500 tuổi còn nguyên niêm phong ở nghĩa trang Saqqara, Ai Cập. Đa số quan tài chứa xác ướp ở bên trong. Trong cuộc khai quật mới đây tại nghĩa trang Saqqara, Ai Cập, các nhà khảo cổ tìm thấy 80 quan tài hơn 2.500 tuổi nguyên niêm phong. Nhiều cỗ...