Phát hiện cơ sở khám bệnh không giấy phép và kê thuốc chưa lưu hành
Phòng khám y học cổ truyền này hoạt động “chui”, không có chứng chỉ hành nghề và kê thuốc chưa được cấp phép lưu hành cho người bệnh.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Nhân Lộc Đường
Chiều 11/1, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết đã có quyết định xử phạt 106.400.000 đồng đối với Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Nhân Lộc Đường (1A/192 đường Vĩnh Lộc, ấp 1, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM) do ông Trần Văn Nhân làm chủ.
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Nhân Lộc Đường đã cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động. Người khám bệnh chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Nguy hiểm hơn, cơ sở này còn sử dụng thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Nhân Lộc Đường đã bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định, đồng thời bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày 5/1/2021.
Ngoài cơ sở trên, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng tiến hành xử phạt 4 cơ sở khác trên địa bàn.
Video đang HOT
Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Khu công nghiệp Tân Tạo (4423 Nguyễn Cửu Phú, khu phố 4, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM) đã bị phạt 33 triệu đồng do không bảo đảm các điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động. Cơ sở này không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết đã xử phạt nhân viên cơ sở này là bà Hồ Kim Phụng 35 triệu đồng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày 30/12/2020 do hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu.
Công ty TNHH The Better Korea ở số 14 (R4-42) đường Phan Khiêm Ích, khu phố Hưng Gia 1, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM với số tiền 39 triệu đồng do quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở buộc tháo công ty này phải tháo gỡ, xóa quảng cáo mà nội dung quảng cáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện.
Riêng ông Youn Jung-Uk, người của cơ sở trên vi phạm khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bị phạt 45 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 10 triệu đồng có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.
Công ty TNHH Viện thẩm mỹ CRLong (792 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, TPHCM) đã vi phạm quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt 36,6 triệu đồng.
Công ty TNHH Viện thẩm mỹ CRLong cũng bị buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo mà nội dung quảng cáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện. Công ty này phải tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường được quy định.
Công ty TNHH Viện thẩm mỹ Victoria ( 753 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TPHCM) bị phạt 25 triệu đồng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo không đúng phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, do quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
60 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn
Ngày 4-12, tại Hải Phòng, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 60 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I (khóa 9 và 13), trong tổng số 354 bác sĩ đã và đang được đào tạo tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Huế và Đại học Y - Dược Hải Phòng.
Trao bằng và bàn giao 60 bác sĩ trẻ về công tác tại vùng khó khăn.
Đây là hoạt động thuộc Dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)" (gọi tắt là Dự án 585).
Tại lễ bàn giao, 60 bác sĩ trẻ khóa 9 và 13 (trong đó, có 50 bác sĩ là người dân tộc H'Mông, Nùng, Tày, Dao, Pu Péo, Sán Chỉ, Mường, Thái...) thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Răng hàm mặt, Ngoại, Nhi, Nội, Phụ sản, Gây mê hồi sức, Truyền nhiễm, Xét nghiệm và Y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề sẽ tình nguyện công tác về 33 huyện nghèo, như: Ba Bể, Bắc Hà, Tủa Chùa, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bảo Lạc, Yên Minh...) thuộc chín tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa, Lạng Sơn và Lai Châu.
Tính đến nay, đã có 10 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án bàn giao 211 bác sĩ cho 68 huyện khó khăn thuộc 21 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên.
Dự án 585 là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương còn khó khăn.
Qua đó, tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội.
Hơn nữa, dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Phát biểu tại buổi lễ, TS, BS Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Khoa học công nghệ và Đào tạo, Giám đốc dự án 585, chia sẻ, dự án được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2-2013 với mục tiêu bảo đảm tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.
Hiện tại, dự án đã, đang và sẽ đào tạo chuyên khoa I cho 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Răng hàm mặt và Y học cổ truyền).
Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ này đã được Bộ Y tế xây dựng mới, thâm đinh va phê duyệt, chú trọng thực hành tay nghề chiếm 70% đơn vị học trình. Các bác sĩ sẽ được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng "cầm tay chỉ việc".
Bên canh đo, trường còn giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn một học viên và có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, bảo đảm khi ra trường họ có thể thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian đào tạo, các bác sĩ được hỗ trợ tiền học phí, hưởng lương theo quy định và các chế độ khác của dự án.
Tổ chức đào tạo cho các bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu, phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Thực hiện công bằng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở vùng khó khăn, góp phần giảm tải trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến trên.
Bác sĩ ở TP.HCM cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề Bác sĩ Trần Đức Quang không sử dụng chứng chỉ hành nghề mà cho người khác thuê, mượn. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết bác sĩ Trần Đức Quang có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh. Chứng chỉ này được đăng ký tại địa chỉ 425 Nguyễn Văn Luông, phường 12, quận 6. Tuy nhiên, Thanh tra...