Phát hiện cô bé “người rừng” ở Khánh Hòa gây sốc
Cha mẹ đều đã qua đời, khi được phát hiện, cô bé “người rừng” đang nằm trơ trọi dưới nền đất trong căn nhà nhỏ xập xệ với tình trạng sức khỏe vô cùng tồi tệ.
Cô bé ‘người rừng’ Mấu Thị Ni trong tình trạng báo động về thể chất và tinh thần khi được phát hiện
Trong chuyến đi từ thiện gần đây tại huyện Khánh Lê (miền núi tỉnh Khánh Hòa), một sư thầy đã vô tình phát hiện ra cô bé “ người rừng” Mấu Thị Ni (người dân tộc Rắc-lây) đang trong tình trạng báo động về thể chất và tinh thần, rất cần giúp đỡ. Được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân sau khi nhận thông tin về “người rừng”, hiện cô bé đáng thương này đã được đem về chùa Phú Quang (thuộc tỉnh Khánh Hòa) để tập dần với cuộc sống người thường và chờ kêu gọi hỗ trợ để chữa trị bệnh tật.
Mấu Thị Ni đã được 7 tuổi (sinh năm 2007) nhưng chỉ nhỏ bé như một đứa trẻ lên 5 và mọi sinh hoạt đều gặp hạn chế vì những chứng bệnh bẩm sinh của mình (do quá trình mẹ em mang thai bị Rubela). Từ ngày sinh ra cho đến tận lúc được sư thầy cùng các phật tử phát hiện giúp đỡ, Ni không biết nói, không thấy đường, cũng chẳng thể nghe và đi lại được, bị hẹp van tim và phổi…
Em nằm yên một chỗ giữa cái nền nhà trơ trọi cát đất và chờ sự chăm sóc từ những người thân. Tuy nhiên, bi kịch chưa dừng lại ở đó với Ni. Năm em lên 2 tuổi, mẹ em đột ngột qua đời để lại Ni cho người cha nghèo già yếu. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, nỗi đau vẫn đong đầy… 4 năm sau (tháng 11/2013), trải qua một quá trình bệnh nặng không có tiền chữa trị, người cha – người thân duy nhất còn lại của em – cũng qua đời vì ung thư gan. Đứa bé dị tật câm – điếc – mù và hàng tá chứng bệnh nặng khác chính thức bước vào con đường “người rừng” do không ai chăm sóc.
Em nằm đó, đơn độc và đau đớn giữa hàng ngàn nỗi đau mất mát của cuộc đời. Ni sống qua ngày bằng những bữa ăn từ thiện mà láng giềng giúp đỡ, một mình – một đời em cứ thế trôi qua cho đến khi được phát hiện và trợ giúp.
Ni được tắm rửa sau một thời gian dài không có người chăm sóc
Video đang HOT
Đứa bé gái 7 tuổi đáng thương
Những hình ảnh về cô bé “người rừng” khi mới được phát hiện khiến không ít người bàng hoàng và rơi nước mắt trước hình thể của em. Đứa bé gái 7 tuổi còi cộc xơ xác, gần như khỏa thân nằm đơn độc giữa nền nhà đầy cát đất. Sự mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt em dù những căn bệnh quái ác bẩm sinh đã khiến Ni hoàn toàn không có một khả năng nhận thức nào cả. Ni nằm đó, gác hai tay lên trán đếm thời gian qua như một thói quen, toàn thân đen nhẻm, gầy trơ xương, tóc tai rối bù và bẩn thỉu như một người rừng chính cống.
Gầy trơ xương và đầy bệnh tật, cộng thêm việc mồ côi cha mẹ khiến em vô tình trở thành “người rừng” trong ngôi nhà của mình
Sau khi được cắt tóc và tắm rửa sạch sẽ, Ni được “ làm đẹp” thêm lần nữa trước khi về chùa để đón nhận cuộc sống mới với nhiều tình thương và những điều mới lạ hơn. Một trang mới sẽ mở ra cho cuộc đời vốn dĩ đã quá nhiều đau khổ với em…
Ni trong vòng tay yêu thương của mọi người.
Nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong đoàn từ thiện, Ni được đem đi cắt tóc và tắm gội sạch sẽ trước lúc về chùa sinh sống. Đứa bé dị tật, mồ côi như được tái sinh với cuộc sống của một người bình thường mà đáng lẽ ra em phải được hưởng như tất cả những đứa trẻ khác trên thế giới này.
Theo Xahoi
"Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi..."
Nhân dịp năm mới 2014, PV báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về những vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đặc biệt, Bộ trưởng đã có những chia sẻ riêng về học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi.
"Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi..."
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Thưa Bộ trưởng, xin ông kể ra những quyết định của Chính phủ mà ông tâm đắc đối với học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên miền núi?
Mới đây, sau một thời gian chúng tôi cùng các bộ, ngành khảo sát, phân tích, kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, các em học sinh dân tộc thiểu số thi đỗ đại học được hưởng chế độ như sinh viên cử tuyển, giúp các em có thêm điều kiện thuận lợi để theo học và sau đó trở về phục vụ quê hương.
Một quyết định khác cũng khiến tôi rất mừng là Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ bổ sung chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định trước đây, giáo viên miền xuôi tình nguyện lên miền núi dạy học được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm, sau thời gian này các thầy cô sẽ được trở về miền xuôi. Trên thực tế có phát sinh vấn đề: sau 5 năm, nhiều thầy cô ở lại miền núi công tác với nhiều lý do khác nhau như không tìm được chỗ làm việc dưới xuôi; có thầy cô đã lập gia đình, tạo dựng cuộc sống mới và gắn bó với các cháu và đồng bào nên không trở về xuôi... Nhưng dù với lý do gì, phải ở lại hay tự nguyện, thì những thầy cô này bị cắt phụ cấp thu hút sau 5 năm được hưởng. Điều này dẫn đến nghịch lý là người có thâm niên dạy học ở miền núi lại có thu nhập thấp hơn những giáo viên trẻ mới lên vùng núi nhận công tác.
Trong quá trình xây dựng Nghị định mới này, Bộ GD-ĐT đã phải giải trình rất nhiều. Tôi đã từng nói: Chúng ta phải có lời xin lỗi đối với các giáo viên ở lại miền núi, khi các thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và cả cuộc đời công tác của mình cho sự nghiệp giáo dục ở những nơi xa xôi này, trong khi chúng ta không thể bố trí "trả" cho các thầy cô một chỗ dạy ở quê hương dưới xuôi. Với các thầy cô, chúng ta đã không thể tăng thêm thu nhập thì thôi, không nên cắt giảm.
Với Nghị định 19 được ban hành, các đồng nghiệp của chúng tôi là người miền xuôi làm việc ở vùng cao có thêm nguồn thu nhập, nhưng quan trọng hơn là họ nhận được sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, và chắc chắn họ sẽ có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai), nơi cơn lũ dữ đãcuốn trôi nhiều khu tập thể giáo viên tối 4/9/2013.
Được biết, trong năm 2013, Bộ trưởng đã có mặt kịp thời ở trận lũ quét kinh hoàng ở Bản Khoang - Lào Cai. Sau chuyến đi đó, Bộ trưởng rút ra được điều gì?
Những năm qua, tôi đã đến nhiều vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình. Có nhiều chuyến đi với tư cách đoàn công tác của Bộ, và cũng có những chuyến đi "riêng" với trách nhiệm của người đứng đầu ngành để nắm thông tin thực tế trực tiếp từ cơ sở.
Xin nói thêm là sau đó, Bộ GD-ĐT cùng với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các tổ chức khác đã đóng góp (không phải bằng tiền ngân sách Nhà nước) để xây cho các thầy cô giáo ở bản Khoang một nhà công vụ mới. Tôi nghiệm ra rằng mình đã, đang và sẽ nên đến những vùng khó khăn nhiều hơn nữa.
Trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Bị ép cưới, nữ sinh lớp 9 viết đơn kêu cứu và muốn tự tử Em Hoàng Thị Mỵ, dân tộc Mông, đang học lớp 9 THCS xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã bị bố mẹ ép lấy chồng khi còn quá trẻ con. Hoàng Thị Mỵ khi tìm cách xin đi theo phóng viên để tránh nạn cưới tảo hôn phải bỏ ngang tuổi học. Hai bên gia đình đã dọa dẫm, truy...