Phát hiện chủng virus corona mới có nguồn gốc từ động vật
Chủng virus này có 50% cấu trúc gene tương tự SARS-CoV-2. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em, có triệu chứng giống viêm phổi.
Phát hiện này do nhóm nguyên cứu tại Đại học Bang Ohio và Trường Y Đại học Luke (Mỹ) nghiên cứu và công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases . Chủng virus corona được đặt tên là CCoV-HuPn-2018, có nguồn gốc từ động vật (chó, mèo, lợn). Trong đó, virus có thể lây nhiễm từ chó sang người.
Triệu chứng
Theo Scitech Daily, đây là chủng virus corona đầu tiên phát hiện trên chó và lây nhiễm sang người. Nhóm tác giả nhấn mạnh khả năng, bản chất nguy hiểm của các nhóm virus corona đang tồn tại trên thế giới và khẩn cấp yêu cầu giám sát các virus từ động vật nhằm chủ động rà soát những mối đe dọa.
Theo bà Anastasia Vlasova, Đại học Bang Ohio, nghiên cứu của họ bắt đầu từ năm 2018, khi phân tích mẫu dịch mũi họng của 301 bệnh nhân tại một bệnh viện ở phía đông Malaysia. Cách thức lấy mẫu bệnh phẩm tương tự sàng lọc Covid-19.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm chủng virus corona này đều là trẻ em. Ảnh: NY Times.
Video đang HOT
7 trong số 8 bệnh nhân được phát hiện nhiễm virus CCoV-HuPn-2018 là trẻ em và mắc chứng tương tự viêm phổi. Trong đó, một bé mới 5,5 tháng tuổi.
Những người này đều phải thở oxy sau khi nhiễm virus. Họ gặp vấn đề về đường hô hấp, viêm phổi. Trong khi đó, chú chó nhiễm virus này bị tiêu chảy và đau bụng. Sau 4-6 tuần điều trị tích cực trong bệnh viện, họ đã được xuất viện.
“Chúng ta sẽ phải cẩn trọng khi để các con của mình ở gần chó, mèo hay động vật”, bà nói.
Nếu tìm đủ được dữ liệu, đây sẽ là chủng virus corona thứ 8 được chứng minh có khả năng gây bệnh ở người.
Mối nguy hiểm
Bà Vlasova và các đồng nghiệp đang tích cực nghiên cứu sâu hơn về virus CCoV-HuPn-2018 để xác định độc lực của nó và kết luận chúng có thể gây hại cho con người hay không. Đến thời điểm này, họ chưa thể trả lời câu hỏi liệu nó có lây từ người sang người như SARS-CoV-2.
Theo vị chuyên gia này, khoảng 50% cấu trúc gene của CCoV-HuPn-2018 tương đồng với SARS-CoV-2.
“Tại thời điểm này, chúng tôi chưa thấy mối nguy hiểm bùng phát đại dịch như SARS-CoV-2 từng gây ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta an toàn trong tương lai”, nhà nghiên cứu Anastasia Vlasova cho biết. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng chưa tìm thấy bằng chứng về việc virus gây bệnh nặng ở người lớn.
Các chuyên gia lo ngại đại dịch có thể hình thành từ những chủng virus lây từ động vật sang người. Ảnh: NPR.
Qua nghiên cứu này, Giáo sư Gregory C. Gray, chuyên gia tại khoa Bệnh truyền nhiễm của Trường Y, Đại học Duke, đồng tác giả, cảnh báo chúng ta có thể đang bỏ sót những virus quan trọng từ động vật. Chúng bắt đầu thích nghi với con người và nguy cơ gây dịch bệnh rất cao.
Theo dõi cấu trúc gene của CCoV-HuPn-2018, ông Gray nhận thấy một số đột biến của nó phù hợp cho việc thích nghi giữa người với người. Tuy nhiên, họ chưa thể trả lời chính xác quá trình tiến hóa diễn ra trong bao lâu. “Nó có thể mất hàng thập kỷ hoặc không bao giờ xảy ra”, vị chuyên gia nói.
Hiện tại, mối đe dọa tiềm tàng do virus gây bệnh ở chó, mèo và lây sang người vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng giám sát virus trên động vật cũng là cách bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tiêu thụ nhiều thịt, đường và bia rượu dễ gây viêm ruột
Các nhà khoa học Hà Lan mới đây cảnh báo một chế độ ăn uống chứa nhiều sản phẩm động vật, thực phẩm chế biến, rượu và đường có liên quan đến các vi khuẩn có hại gây viêm ruột.
Trước đó, để tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn thường ngày và tình trạng viêm trong đường ruột, các chuyên gia đã phân tích mẫu phân của 1.425 người, gồm 550 người bị bệnh viêm ruột (IBD) hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) và 871 người có sức khỏe đường ruột bình thường. Tất cả những người này cũng được yêu cầu tham gia một cuộc điều tra nhằm đánh giá lượng dinh dưỡng trung bình mà họ dung nạp hằng ngày.
Kết quả cuối cùng cho thấy có 38 mối liên hệ giữa lượng dinh dưỡng dung nạp và các nhóm vi khuẩn nhất định. Hơn nữa, 61 loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có liên quan đến 61 loài vi khuẩn và 249 quá trình trao đổi chất trên tất cả đối tượng.
ơn cử, các thực phẩm chế biến sẵn và có nguồn gốc từ động vật luôn có liên quan đến sự gia tăng đáng kể số lượng vi khuẩn "cơ hội", cũng như hoạt động gây viêm ruột. Trái lại, thực phẩm nguồn gốc thực vật và cá liên quan đến các vi khuẩn "thân thiện" có lợi ích chống viêm nhiễm.
Còn ăn các loại hạt, cá béo, trái cây, rau củ và ngũ cốc có liên quan đến sự gia tăng các vi khuẩn có lợi, ví dụ như Faecalibacterium sp, giúp kiểm soát viêm và bảo vệ các tế bào niêm mạc ruột.
Việc tiêu thụ kết hợp bia rượu và đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi khuẩn và chức năng ruột, trong khi các sản phẩm sữa lên men có ích cho các vi khuẩn chống viêm như Bifidobacterium, Lactobacillus và Enterococcus sp.
Dựa trên kết quả, nhóm chuyên gia cho rằng các cơ chế gây viêm do vi khuẩn đường ruột có thể được giảm thiểu bằng cách hạn chế tiêu thụ sản phẩm chế biến sẵn từ thịt động vật, đường và thức uống chứa cồn mạnh. Ngoài ra, cách tốt để tăng cường các lợi khuẩn có khả năng chống viêm trong đường ruột là bổ sung vào chế độ ăn các prôtêin thực vật, rau quả, các loại hạt, cá và sữa ít béo lên men.
WHO xác nhận khả năng virus SARS-CoV-2 lây từ người sang động vật Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/4 đã xác nhận khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm từ con người sang một số loài động vật. Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Nga, bà Melita Vujnovic trả lời phỏng vấn trên truyền hình cho biết, kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy virus SARS-CoV-2 gây dịch...