Phát hiện châu Âu có quái vật chưa từng được biết đến
Các nhà cổ sinh vật tìm thấy hóa thạch có niên đại 84 triệu năm của một loài động vật săn mồi trong môi trường nước ngọt mà giới khoa học chưa từng biết tại Hungary.
Hình minh họa loài Pannoniasaurus. Ảnh: National Geographic
National Geographic đưa tin các nhà cổ sinh vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary đã tìm thấy vài nghìn mẩu hóa thạch nằm dưới một hồ chứa chất thải từ một mỏ than đá ở phía tây Hungary. Pannoniasaurus, tên mà các nhà cổ sinh vật gọi loài động vật này, thuộc một họ động vật bò sát cổ mà người ta gọi là mosasaur.
Những đặc điểm ngoại hình cho thấy chúng có thể là sản phẩm lai giữa cá sấu và cá voi. Rất có thể Pannoniasaurus sống cả đời trong nước ngọt. Những mẩu hóa thạch trong hồ chứa chất thải thuộc về nhiều con Pannoniasaurus, chứ không phải một con. Những con vật đó có chiều dài thân từ 100 tới 400cm.
“Việc hóa thạch của nhiều con vật cùng tồn tại ở một nơi cho thấy đây là một loài động vật sống trong nước ngọt thực sự, chứ không phải là một loài sống trong nước mặn và xâm nhập môi trường vì một lý do nào đó”, Micheal Caldwell, một nhà cổ sinh vật của Đại học Alberta tại Canada, nhận xét.
Video đang HOT
Răng của Pannoniasaurus tương đối nhỏ và sắc – dấu hiệu cho thấy chúng chỉ bắt cá. Ngoài ra, có thể chúng cũng ăn động vật lưỡng cư, thằn lằn. “Tôi không nghĩ chúng là những kẻ săn mồi to lớn”, Caldwell bình luận.
Bốn chi của chúng có hình dạng giống chân hơn vây nên các nhà nghiên cứu cho rằng chúng thường xuyên leo lên bờ. “Rất có thể chúng là động vật lưỡng cư và có tập tính giống cá sấu ngày nay. Chúng sống trong nước ngọt trong phần lớn thời gian, song khi nước cạn hoặc khi cần di chuyển từ sông này tới sông khác, chúng phải leo lên bờ”, Caldwell nói.
Theo VNE
Những bộ hài cốt kỳ bí nhất Việt Nam
Bộ xương 200 năm vẫn rỉ máu, hài cốt 10.000 tuổi... được phát hiện trong năm 2012 đã gây xôn xao dư luận.
1. Bộ hài cốt gần như nguyên vẹn ở Quảng Bình
Ngày 17/11, lãnh đạo huyện Minh Hóa, Quảng Bình, cho biết, người dân địa phương vừa phát hiện bộ hài cốt lạ ở hang Ton.
Hai bộ hài cốt được phủ lớp thạch nhũ đá vôi nên gần như hóa thạch. Sau khi quan sát bằng mắt thường, các chuyên gia giả thuyết, có thể đây là hài cốt của người Việt cổ.
2. Bộ xương 200 năm vẫn rỉ 'máu' ở Nam Định
Ông Nguyễn Văn Huấn, 65 tuổi (Trực Ninh, Nam Định) tham gia bốc mộ ông Đỗ Tựu, người chết từ thời vua Tự Đức, cho biết:
'Khi vừa đào đến quan tài của ông Đỗ Tựu, trong đó bỗng chảy ra thứ dung dịch màu đỏ và tanh tanh. Khi phát hiện đó là máu, tôi đã ngất lịm đi'.
Các chuyên gia khoa học chưa có lời giải thích cuối cùng nhưng thống nhất, việc cho rằng ông Tựu là thánh chỉ là lời đồn thổi của người dân.
3. Hài cốt Phia Vài 10.000 tuổi với hộp sọ khá nguyên vẹn
Tháng 11/2012, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện nhiều di vật cổ tại hang Phia Vài thuộc xã Xuân Tân, Na Hang, Tuyên Quang.
Trong đó, hài cốt Phia Vài có hộp sọ khá nguyên vẹn. Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn và chậu hông, GS Nguyễn Lân Cường cho rằng, đây là di cốt chôn nguyên dạng, thuộc nền văn hóa Hòa Bình.
Theo Đất việt
Tìm thấy khủng long cổ xưa nhất trái đất Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long được cho là cổ xưa nhất trái đất, với kích thước chỉ cỡ một con chó săn Labrador. Hình phục dựng loài khủng long Nyasasaurus parringtoni Các nhà khoa học đưa ra kết luận trên sau khi phân tích mẫu hóa thạch khủng long được tìm thấy ở Tanzania...