Phát hiện “cây ma cà rồng” cực hiếm
Theo mô tả của các nhà khoa học, nó thực sự là một loại thực vật ký sinh rất hiếm, có vảy, quấn các sợi dây hút chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.
Hình ảnh loài thực vật ký sinh còn được gọi là “cây ma cà rồng”.
Được đặt tên là Langsdorffia, “cây ma cà rồng” sống trong rừng và thảo nguyên ở Trung, Nam Mỹ, Madagascar và Papa New Guinea. Chúng tạo ra những bông hoa màu đỏ tươi.
Bốn loài Langsdorffia khác biệt hiện được biết đến là các loại thực vật holoparasitic không tự quang hợp. Thay vào đó, chúng sử dụng những chiếc vòi giống như xúc tu dưới lòng đất để lấy chất dinh dưỡng từ rễ của nhiều loài thực vật khác nhau, dựa vào vật chủ để sinh tồn.
Việc thiếu chất diệp lục dẫn đến một bông hoa đỏ như máu trông giống như một thứ gì đó đến từ đáy đại dương chứ không phải ở rừng. Tuy nhiên, rất may chúng không gây hại cho con người.
Video đang HOT
Mặc dù màu sắc hoa dễ nhận biết và hình dạng đặc trưng của chúng, ít người biết đến những cây ký sinh này. Có vẻ như sự nở rộ của Langsdorffia sẽ đi cùng với cái chết của các loài thực vật khác trong khu vực.
Tác dụng của những cây này đối với hệ sinh thái xung quanh vẫn chưa được khám phá. Điều này một phần là do Langsdorffia rất hiếm nên chưa có nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó là chúng chỉ được tìm thấy ở những địa điểm xa xôi và chỉ nở hoa trong điều kiện khô ráo.
Tiến sĩ Chris Thorogood từ Khoa Khoa học Thực vật tại Vườn Bách thảo Đại học Oxford cho rằng nên đưa loại thực vật ký sinh này vào bộ sưu tập thực vật địa phương để mở rộng hiểu biết của chúng ta về hệ sinh thái của chúng.
Để thụ phấn, Langsdorffia tiết ra mật hoa ngọt ngào để thu hút các loài chim và côn trùng khác nhau đến hút mật của chúng trong điều kiện khô cằn của mùa khô. Điều thú vị là trong các loại Langsdorffia tiết ra mật hoa theo những cách khác nhau.
Mặc dù rất hiếm nhưng việc bảo tồn Langsdorffia đang được tiến hành với hy vọng có những nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, bảo vệ những khu rừng mà chúng đang cư trú là vô cùng quan trọng.
Ve sầu 'zombie' bất ngờ tái xuất ở West Virginia
Các nhà nghiên cứu từ Đại học West Virginia phát hiện những con ve sầu bị nhiễm một loại nấm ký sinh trùng có khả năng thao túng chúng để giúp lây bệnh cho các con khác.
Theo CNN, những con ve sầu này được gọi là "ve sầu xác sống", bị nhiễm một loại nấm có tên là Massospora. Thành phần của loại nấm này chứa những chất hóa học thường được tìm thấy trong nấm ảo giác, theo nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí khoa học PLOS Pathogens.
Sau khi lây nhiễm cho vật chủ, loại nấm ký sinh này khiến con vật có những hành vi tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim kinh dị.
Đầu tiên, nấm Massospora hủy hoại bộ phận sinh dục và bụng của con ve. Những bộ phận này bị thay thế hoàn toàn bởi nấm ký sinh và khi con vật tiếp xúc với những loài khác hoặc giao phối, nấm sẽ lây sang con vật mới.
Những con ve sầu nhiễm nấm được tìm thấy ở bang West Virginia bởi các nhà nghiên cứu vào tháng 6. Đây là quần thể ve sầu thứ 3 ở bang này được phát hiện nhiễm nấm Massospora.
Ve sầu nhiễm nấm Massospora với một phần ba cơ thể bị thay thế bằng các mô nấm màu trắng, tuy nhiên chúng vẫn đi lại và hoạt động bình thường. Ảnh: Đại học West Virginia.
Vì ve sầu có vòng đời lên tới 13 hoặc 17 năm và sống dưới lòng đất trong hơn một thập kỷ, việc nghiên cứu cách nấm Massopora lây nhiễm cho loài này gặp nhiều khó khăn.
Sau khi nhiễm nấm, mặc dù có tới khoảng một phần ba cơ thể bị thay thế bằng các mô nấm, những con ve sầu bị nhiễm bệnh vẫn hoạt động bình thường và không hề hay biết mình bị bệnh.
"Nếu một chi của chúng ta bị lấy đi hoặc bụng của chúng ta bị khoét ra, chúng ta nhiều khả năng sẽ cảm thấy rụng rời. Nhưng những con ve sầu nhiễm bệnh, bất chấp việc một phần ba cơ thể của chúng đã rơi rụng, vẫn tiếp tục các hoạt động như giao phối hay bay lượn như thể không có chuyện gì xảy ra. Đây là điều cực kỳ đặc biệt đối với một loại nấm ký sinh trên côn trùng", ông Matthew Kasson, đồng tác giả nghiên cứu, nhận định.
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng những phát hiện gần đây gợi ý rằng việc nhiễm nấm Massopora có thể khiến ve sầu biểu hiện hành vi siêu tính. Mặc dù chúng mất khả năng giao phối vì cơ quan sinh dục đã hoàn toàn bị thay thế bằng mô nấm, những con ve nhiễm bệnh vẫn thực hiện động tác giao phối để lây nhiễm cho ve sầu khỏe mạnh.
Nấm ký sinh thậm chí còn điều khiển ve sầu đực vẫy cánh để bắt chước lời mời gọi của ve sầu cái khi giao phối, khiến cho chúng có khả năng lây nhiễm cho những con ve sầu đực khác.
Mặc dù ý tưởng về một đàn ve sầu zombie nghe có vẻ đáng sợ, ông Kasson nhấn mạnh rằng ve sầu nhiễm nấm Massospora không đe dọa tới con người. Thậm chí tại thời điểm này, các nhà khoa học tin rằng loại nấm này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến toàn bộ quần thể ve sầu ở bang.
Rùng mình bác sĩ gắp giun 3,8 cm ra khỏi miệng người phụ nữ ăn cá sống Trong khi hàng triệu người vẫn ăn sashimi mỗi ngày và không sao cả thì một người phụ nữ Nhật Bản lại bị giun dài 3,8 cm ký sinh trong miệng sau khi ăn một miếng cá sống. Con giun gắp ra từ miệng bệnh nhân nữ Một cô gái 25 tuổi đến từ Tokyo đã cho một ít sashimi vào miệng mà...